Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không nên giám định tâm thần với tội phạm tham nhũng!

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đó là nhận định của ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khi trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật

(ĐSPL) - Đó là nhận định của ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khi trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật về vấn đề, tại sao thời gian qua bị cáo tội tham nhũng lại bị tâm thần khiến chính các ĐBQH cũng phải lên tiếng…

Ông Đỗ Văn Đương.

Cần rà soát tất cả những vụ hậu tham nhũng là tâm thần

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, việc bị can phạm tội tham nhũng bị tâm thần ngày càng nhiều như hiện nay là do hoạt động giám định tâm thần của ta chưa chặt chẽ nên bị tội phạm lợi dụng. ông nhận định sao về ý kiến này?

Đúng là dư luận có bức xúc, đặt vấn đề hoài nghi tại sao có những vụ án tham nhũng bị can lại bị tâm thần, sau đó được miễn trách nhiệm hình sự? Có ý kiến phản ánh kết quả như vậy là không đúng vì những đối tượng tham nhũng một cách tinh vi, xảo quyệt, lại chiếm dụng rất nhiều tiền thì sao có thể bị tâm thần? Ý kiến của tôi là không nên giám định tâm thần với những loại đối tượng tham nhũng này. Có thể, khi bị phát hiện thì một số đối tượng phạm tội do suy nghĩ nhiều quá mà có biểu hiện tâm thần thật. Thế nhưng, trong trường hợp này cần phải đưa họ đi chữa trị bắt buộc. Sau khi hồi phục phải đưa những đối tượng đó ra xét xử và bắt họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình.

Theo ông, làm thế nào để hạn chế được hành vi lợi dụng giám định tâm thần để "chạy tội"?

Điều quan trọng trong giám định tâm thần hiện nay là phải khách quan, phải đối chiếu với những hành vi, hậu quả mà người đó gây ra trước khi có biểu hiện tâm thần. Nếu chúng ta thấy kết luận tâm thần không phù hợp cần phải đi trưng cầu giám định lại bằng một hội đồng giám định khác. Theo tôi, tất cả những vụ án tham nhũng mà bị cáo bị tâm thần trước đây cần phải rà soát và tiến hành giám định lại để buộc những người này phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình trước pháp luật. Không thể để họ lợi dụng giám định tâm thần để chạy tội được.

Ông có cho rằng, phương pháp giám định tâm thần của chúng ta hiện nay "có vấn đề" nên mới bị tội phạm lợi dụng?

Phương pháp giám định tâm thần của chúng ta hiện nay rất lạc hậu. Theo tôi, điều quan trọng ở chỗ không phải cái gì chúng ta cũng giám định và nên coi kết quả giám định như một nguồn chứng cứ chứ không phải tất cả. Thực chất, tham nhũng là một dạng ăn cắp nên đòi hỏi người ăn cắp phải mưu mô, thủ đoạn và tính toán rất kỹ lưỡng. ấy vậy mà bảo họ bị điên thì liệu ai tin?

Cần có Luật Giám định tư pháp

Hiện nay, việc kiểm soát hoạt động giám định tâm thần do cơ quan nào đảm nhiệm? Theo ông chúng ta đã làm tốt công tác này chưa?

Hiện nay, hầu như tất cả hoạt động giám định đều không có sự kiểm soát, nếu có thì chỉ là kiểm soát thông qua đánh giá, đối chiếu với kết quả giám định, với hồ sơ vụ án mà thôi. Chúng ta không kiểm soát được phương pháp giám định vì những người nhận trách nhiệm kiểm soát lại không có chuyên môn. Vì thê,ở chúng ta cần một hội đồng giám định liên ngành gồm nhiều bộ phận vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về pháp lý. Ngoài ra người giám định không thể kết luận thay cho cơ quan pháp luật rằng, anh này tâm thần hay không tâm thần. Việc này phải do những nhà khoa học chuyên môn kết luận và cơ quan pháp luật dựa trên đó để định tội, không thể giản đơn hóa việc giám định tâm thần được.

Vậy, làm thế nào để hoạt động giám định tư pháp của chúng ta phát huy hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thưa ông?

Thứ nhất, chúng ta phải có Luật Giám định tư pháp và ban hành những quy chuẩn chuyên môn của từng loại giám định để lấy đó làm căn cứ pháp luật cho hoạt động giám định. Thứ hai, phải có lực lượng giám định viên có trình độ năng lực. Thứ ba phải có cơ sở vật chất hiện đại để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất. Thứ tư là phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động giám định và xử lý thật nghiêm những người đưa ra kết luận gian dối. Tất nhiên tội này đã được quy định trong Bộ luật Hình sự rồi nhưng trên thực tế tôi chưa thấy khởi tố ai đưa ra kết luận giám định gian dối cả.

Nói vậy nghĩa là chúng ta cần đẩy mạnh việc chống tham nhũng trong hoạt động giám định tư pháp? Điều đó chứng tỏ thời gian qua, chúng ta chưa làm thật tốt công việc này, thưa ông?

Tất nhiên, chống tham nhũng trong hoạt động giám định cần phải được chú trọng vì nếu làm không tốt thì chúng ta không thể bóc trần được hành vi tham nhũng của những kẻ phạm tội. Mà chúng ta không làm rõ được thì sẽ bỏ lọt tội, lọt người. Còn thực tế là việc chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp của chúng ta vẫn chưa tốt và đó vẫn là một vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội. Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng bộ phận này thường có vai trò quyết định và tham nhũng phát sinh từ đây. Đó là một thực tế chúng ta phải thừa nhận mà muốn hạn chế thì cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin nổi bật