Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khoa Du lịch – Trường ĐH Đại Nam 1 năm tiên phong đổi mới

(DS&PL) -

Nhìn lại hành trình 1 năm tiên phong đổi mới, Khoa Du lịch – Trường ĐH Đại Nam đã có những bước thay đổi mạnh mẽ.

Nhìn lại hành trình 1 năm tiên phong đổi mới, Khoa Du lịch – Trường ĐH Đại Nam đã có những bước thay đổi mạnh mẽ, táo bạo xây dựng được 5 giá trị cốt lõi cho chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao của doanh nghiệp.

Đào tạo du lịch trong thời đại 4.0

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Du lịch – lữ hành là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Quy hoạch phát triển tổng thể ngành Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ nêu rõ: Phát triển  ngành Du lịch – lữ hành thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; chỉ tiêu việc làm đến năm 2020 là 2,9 triệu lao động (trong đó có 870 nghìn lao động trực tiếp), năm 2025 là 3,5 triệu lao động (trong đó có 1,05 triệu lao động trực tiếp) và năm 2030 là 4,7 triệu lao động (trong đó có 1,4 triệu lao động trực tiếp).

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Du lịch – lữ hành là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận nhân sự, các doanh nghiệp vẫn phải dành nhiều thời gian, công sức để đào tạo lại. Trong quá trình này, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, khi mà người quản lý phải kiêm cả vai trò đào tạo. Bên cạnh đó, việc đào tạo lại chủ yếu theo phương pháp truyền thụ kinh nghiệm là chủ yếu, thiếu kỹ năng, kiến thức cụ thể.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang được ứng dụng rộng rãi vào tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có ngành du lịch. Vì vậy các cơ sở đào tạo du lịch- chiếc máy cái của ngành du lịch, cũng cần phải có những chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của công nghệ.

Những vấn đề các cơ sở đào tạo du lịch cần đổi mới gồm: Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, tăng thời lượng thực hành, thực tập thực tế tại doanh nghiệp; nâng cao và cập nhật trình độ chuyên môn, công nghệ cho đội ngũ giáo viên; ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy lý thuyết và thực hành; sinh viên cần được đào tạo thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng công nghệ mới, kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động kinh doanh; liên kết nhà trường với doanh nghiệp, đào tạo theo nhu của doanh nghiệp và xã hội…

Khoa Du lịch – Trường ĐH Đại Nam 01 năm tiên phong đổi mới

Bám sát chỉ đạo xuyên suốt của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT, Khoa Du lịch đã có những bước thay đổi mạnh mẽ, xây dựng 5 giá trị cốt lõi cho chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao của doanh nghiệp. Cụ thể:

Ảnh khai trương Khách sạn thực hành cho Sinh viên Khoa Du lịch

Về  cơ sở vật chất: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mới với đầy đủ hệ thống phòng học lý thuyết, phòng thực hành nghề đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đủ đáp ứng việc giảng dạy, thực hành và thực tập cho Sinh viên. Ngày 10/7/2017, Khoa Du lịch khai trương cơ sở thực hành dành cho Sinh viên - Khách sạn Lotus Legend với đầy đủ chức năng và đạt chuẩn của một khách sạn 3 sao tại số 197 Trần Phú, Hà Đông.

Về đội ngũ cán bộ, giảng viên: Đội ngũ cán bộ và giảng viên của Khoa, từ giảng viên cơ hữu đến giảng viên thỉnh giảng đều là những người có kinh nghiệm thực tế nghề tại những Doanh nghiệp lớn, trình độ sư phạm đạt chuẩn, được tham dự chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam, được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có lòng say mê, cống hiến cho công tác đào tạo nghề du lịch...

Về chương trình đào tạo: Toàn bộ chương trình đào tạo được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp nhất với nhu cầu của Doanh nghiệp và đặc biệt áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực, lấy “Sinh viên làm trung tâm”. Trên cơ sở kế thừa những tài liệu, môn học sẵn có, Khoa Du lịch còn tổ chức biên soạn, đưa các học phần mới có tính thực tế vào chương trình đào tạo như: Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, Văn hóa giao tiếp nội bộ trong Doanh nghiệp, Phương pháp lập dự án và khởi nghiệp, Quản lý khách sạn nhỏ... tạo nên các Tổ hợp nghiệp vụ chuyên ngành đào tạo cho sinh viên.

Sinh viên luôn là trung tâm của hoạt động đào tạo tại Khoa Du lịch

Về phương pháp đào tạo: Đa dạng hóa các phương thức đào tạo, phục vụ được nhiều đối tượng sinh viên trong xã hội, đảm bảo cung cấp đầu ra cho các doanh nghiệp và huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho đào tạo nhân lực ngành du lịch. Trong năm 2018, khoa đã xây dựng và liên kết được một mạng lưới Doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập, làm việc trên khắp đất nước như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Lào Cai, Sapa, Đà Nẵng, Nha Trang...

Thay đổi phương pháp giảng dạy tiếp cận từ thực tế cho sinh viên

Đảm bảo đầu ra cho sinh viên: 100% Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng đủ tiêu chuẩn để làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và được Khoa giới thiệu việc làm tại các Doanh nghiệp, Tập đoàn trong nước và nước ngoài.

Sinh viên của khoa được Doanh nghiệp trao chứng nhận hoàn thành thực tập

Số liệu khảo sát, thống kê đầu khóa 12 cho thấy, phần lớn sinh viên đăng ký vào học tại khoa Du lịch là vì các em nhận thấy được thế mạnh của khoa trong việc đào tạo du lịch gắn liền với thực tiễn. Các chỉ số cụ thể như lý do sinh viên chọn học Khoa Du lịch Đại học Đại Nam vì trường có cơ sở thực tập hiện đại chiếm 82%, vì chương trình đào tạo có tổ chức cho sinh viên được học thực hành tại cơ sở thực hành, có trải nghiệm thức tế chiếm 98%, vì khoa cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp chiếm 96%… Cùng với đó, sự thay đổi về phương thức đào tạo của khoa Du lịch cũng đã chiếm trọn niềm tin của các doanh nghiệp, tập đoàn du lịch.

Khoa Du lịch Đại học Đại Nam

Tin nổi bật