Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kho vũ khí NATO cạn kiệt dần do xung đột Ukraine

(DS&PL) -

Cuộc xung đột tại Ukraine đã tiết lộ những "lỗ hổng đáng kể" trong cơ sở công nghiệp của Mỹ và các nước NATO.

Trong một bài đăng ngày 23/12 (giờ địa phương), tờ Washington Post nhận định cuộc xung đột ở Ukraine đã "vạch trần những sai sót trong việc hoạch định chiến lược" và "để lộ những lỗ hổng đáng kể" trong cơ sở công nghiệp quân sự của Mỹ và NATO. Theo đó, khi Ukraine tiêu tốn nhiều vũ khí đạn dược hơn so với khả năng sản xuất hiện tại của phương Tây, Washington đang bắt đầu tìm cách cách huấn luyện binh sĩ của họ chiến đấu giống người Mỹ hơn.

Tờ báo Mỹ viết: "Các kho dự trữ nhiều loại vũ khí và đạn dược quan trọng sắp cạn kiệt, trong khi đó thời gian sản xuất tên lửa kéo dài hàng tháng và có thể là hàng năm".

Theo Washington Post, trong năm nay, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine tổng cộng 20 tỷ USD. Trong đó, 6 tỷ USD đến từ các hợp đồng vũ khí mới và phần còn lại là vũ khí từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc. 

Kho vũ khí do Mỹ viện trợ đến sân bay Borispol ở Kiev, Ukraine. Ảnh: Getty

Tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ có thể sản xuất khoảng 14.000 viên đạn cho pháo 155 mm mỗi ngày, theo Chỉ huy Lục quân Mỹ Christine Wormuth. Trong khi lực lượng Ukraine cần khoảng 6.000 viên đạn mỗi ngày trong các cuộc giao tranh ác liệt.

Ông Seth Jones, đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, nói rằng tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ hiện "đang ở trong tình trạng khá tồi tệ".

Ông Jones thông tin: "Chúng tôi đang ở thế yếu và chúng tôi thậm chí không chiến đấu".

Theo ông Jones, trong trường hợp Mỹ phải đối mặt với Trung Quốc hoặc Nga trong một cuộc xung đột thông thường, "chúng tôi sẽ không trụ qua được 4 hoặc 5 ngày vì chúng tôi đang cạn kiệt tên lửa có tầm chính xác cao".

Lầu Năm Góc đang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách huấn luyện quân đội Ukraine "chiến đấu giống người Mỹ hơn" và sử dụng các chiến thuật khác nhau. Một quan chức giấu tên Mỹ chia sẻ: "Tôi nghĩ nếu chúng ta có thể huấn luyện các đội hình lớn hơn - đại đội, tiểu đoàn - về cách sử dụng hỏa lực, tạo điều kiện để cơ động thì chúng ta sẽ giải quyết định một phần tình hình. Sau đó, bạn không cần đến 1 triệu viên đạn pháo như trước".

Các đồng minh của Washington ở châu Âu cũng đang gặp tình trạng tương tự, theo Wall Street Journal. Michal Strnad, chủ sở hữu một tập đoàn đạn dược của CH Séc, cho biết Ukraine cần 40.000 viên đạn mỗi tháng, trong khi tất cả các thành viên NATO ở châu Âu gộp lại chỉ có thể sản xuất 300.000 viên mỗi năm.

Ông Strnad cho biết: "Năng lực sản xuất của châu Âu hoàn toàn không đủ".

Đồng thời, ông dự đoán châu Âu sẽ mất tới 15 năm để bổ sung kho dữ trữ với tốc độ sản xuất hiện tại.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh rằng việc vận chuyển vũ khí ngày càng hiện đại cho Ukraine có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO, đồng thời cáo buộc phương Tây kéo dài cuộc xung đột và gây thương vong cho người dân ở Ukraine.

Được biết, ác quan chức phương Tây đã yêu cầu tăng cường tốc độ sản xuất đạn dược trong nhiều tháng. Trong đó, Đức hiện đang trong quá trình tài trợ cho một nhà máy ở Romania có thể sản xuất đạn dược của cả NATO và Liên Xô cho Ukraine.

Minh Hạnh (Theo RT) 

Tin nổi bật