Theo chia sẻ của tác giả Liên Hương - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam trên báo Sức khoẻ & Đời sống, rau thì là đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ.
Giàu chất chống oxy hoá
Rau thì là đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ.
Cả hạt và lá cây thì là đều giàu một số hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hoá bao gồm:
- Flavonoid - hợp chất thực vật hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và một số loại ung thư.
- Terpenoids - hợp chất trong tinh dầu thì là có tác dụng chống lại các bệnh tim, gan, thận và não.
- Tannin - được chứng minh có đặc tính chống oxy hoá mạnh và kháng khuẩn
- Vitamin C dồi dào, đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ
Rau thì là tốt cho hệ hô hấp
Theo một nghiên cứu, súc miệng bằng dầu làm từ hạt thì là giúp long đờm trong phổi, đồng thời giúp giảm ho và đau rát họng. Mỗi ngày súc miệng khoảng 1 - 1.5 thìa cà phê dầu hạt thì là có thể làm giảm các triệu chứng ho, đau họng.
Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh
Theo y học cổ truyền, rau thì là giúp điều hòa khí âm và dương. Còn theo nghiên cứu y học hiện đại ở Iran, tinh chất thì là kết hợp với vitamin E làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Sự kết hợp này đem lại hiệu quả cao hơn so với cả dùng thuốc giảm đau.
Tăng sức đề kháng và chống nhiễm trùng
Trong lá rau thì là chứa chất polyacetylenes và flavonoid đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng, đồng thời góp phần nâng cao miễn dịch để cơ thể chống lại mầm bệnh.
Chất vitamin C trong thì là cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm lạnh và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.
Rau thì là còn có những công dụng khác như hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy bụng, trị mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Rau thì là có những công dụng khác như hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy bụng, trị mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Kích thích tiết sữa ở sản phụ
Rau thì là được biết đến là loại thực phẩm lợi sữa được các bà mẹ từ thời xa xưa áp dụng. Trong rau thì là chứa các chất anethole, dianethole và photoanethole có khả năng kích thích sản xuất estrogen và prolactin - hai hoạt chất tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ.
Có lợi cho sức khoẻ tim mạch
Flavonoid được tìm thấy trong thì là có công dụng bảo vệ sức khỏe của tim do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ.
Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy chiết xuất từ cây thì là có tác dụng giúp hạ cholesterol và triglyceride.
Ngoài ra, rau thì là còn chứa nhiều canxi, kali, phốt pho - thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ xương khớp.
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g rau thì là, 400g đậu phụ, 5g dầu mè, 1 thìa canh giấm balsamic, 3 tép tỏi băm, chút xíu muối và lượng nước tương nhạt vừa phải.
Cách làm món thì là trộn đậu phụ:
- Thì là rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 4 phút. Vớt rau thì là ra, rửa sạch dưới vòi nước chảy, rồi cắt thì là thành từng đoạn 2-3 cm.
- Đậu phụ bạn rửa sạch dưới vòi nước chảy sau đó cắt thành các miếng vuông nhỏ. Tiếp theo bạn chần đậu phụ trong nước sôi khoảng 2-3 phút rồi vớt ra để nguội
Bước 3: Cho đậu phụ vào âu trộn, thêm chút muối, dầu mè, giấm balsamic, tỏi băm, nước tương nhạt vào âu. Dùng phới dẹt nhẹ nhàng đảo đều.
Thì là có khả năng tương tác với thuốc, làm tăng tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng rau thì là. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là tuyệt đối không ăn rau thì là khi đang sử dụng các loại thuốc chứa estrogen, dược liệu điều trị co giật, ciprofloxacin.
Rau thì là chứa một số chất gây kích thích co bóp tử cung nên không tốt cho phụ nữ mang thai.
Cây thì là có thể giúp điều trị một số bệnh nhưng hầu hết các bệnh này đều có thuốc chữa và thực phẩm chức năng hỗ trợ. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thì là để điều trị bệnh và lạm dụng nó, bạn nên dùng với lượng vừa phải và tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu muốn sử dụng thì là để chữa bệnh.
Dị ứng rau thì là hiếm những vẫn có khả năng xảy ra. Biểu hiện dị ứng là ngứa/sưng miệng, nổi mề đay, buồn nôn, đau đầu. Khi có những biểu hiện này bạn nên ngưng sử dụng rau thì là và tới các cơ sở y tế thăm khám.