Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ.
Chim câu còn gọi là chim cu, chim câu, bồ câu nhà, thuộc họ bồ câu (columbidae). Được chia ra nhiều nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Chim câu là loại giàu dinh dưỡng nhất là loại chim ra ràng tức chim sau nở đã biết thập thò ở cửa chuồng nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh với tên thuốc cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim gọi là cáp điểu huyết, trứng gọi là cáp điểu noãn, còn phân chim gọi là cáp điểu phẩn.
Chim câu là loại giàu dinh dưỡng nhất là loại chim ra ràng. Ảnh minh họa
Người ta đã phân tích thành phần trong thịt chim câu thấy đạm chiếm 22,14%, chất béo 1% cùng nhiều khoáng chất. Trứng chứa đạm 9,5%, chất béo 6,4%, cùng hợp chất đường, calci, sắt, phosphorus. Trong tiết chim có nhiều đạm, sắt… phân chim chứa nitơ, amoniac.
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kiện tì vị (kích thích tiêu hóa), ích khí huyết. Dùng cho trường hợp gây yếu, hư nhược (thiểu dưỡng), lao phổi, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, người cao tuổi suy nhược, phụ nữ huyết hư tắc kinh, bế kinh, thống kinh… Tiết chim vị ngọt mặn, tính ấm có công hiệu giải độc, bổ huyết điều kinh... Phân vị đắng, tính ôn có tác dụng giảm đau tiêu ích. Trứng vị ngọt chua mặn, tính bình, có công năng bổ thận, ích khí, dùng trong chứng thận hư, khí hư, đau lưng, mỏi gối, đầu đau hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, vô lực, di hoạt tinh, mất ngủ.
Chữa thận hư yếu
Theo Tạp chí Tri Thức, người thận hư yếu, bị lao tổn, suy nhược cơ thể, phụ nữ huyết hư sinh hoa mắt, chóng mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, người gầy yếu, bắp tay - chân mềm yếu, trẻ em suy nhược kém ăn, còi xương, chậm lớn, hay ra mồ hôi trộm, dùng chim bồ câu nấu cháo với hạt sen, cốm, đậu xanh, đậu đen, ăn thường xuyên với tần xuất 2-3 lần/tuần rất tốt.
Chữa liệt dương
Chim bồ câu rất tốt cho nam giới. Ảnh minh họa
Với nam giới bị liệt dương, tinh trùng yếu có thể dùng một con chim bồ câu non mới ra hàng, 5 con chim sẻ, làm sạch lông, bỏ lòng ruột, sấy khô giòn tán thành bột mịn. Đỗ trọng 100 g. Khiếm thực, thỏ ty tử, ba kích, bắc kỳ tử, dâu dương hoắc mỗi loại 120 g. Nhân sâm, lộc nhung mỗi loại 50 g.Tất cả phải được sấy khô tán bột mịn, trộn đều luyện hồ hoàn viên to như hạt ngô. Ngày dùng 30 g, chia làm 2 lần.
Bổ dưỡng và an thai
Dùng thịt chim bồ câu sau khi đã làm sạch đem nấu cháo với hạt sen, long nhãn, đại táo, đỗ trọng, tục đoạn, thục địa, củ gai, hoàng cầm, xuyên quy, đảng sâm.Cách dùng: Dùng mỗi vị thuốc kể trên mỗi loại 10 g, sắc kỹ 2-3 lần. Sau đó, lấy nước sắc nấu cháo với chim và gạo nếp ngon. Hạt sen và long nhãn (mỗi thứ 10-15 g) có thể sắc cùng với các vị thuốc trên.
Chữa hiếm muộn
Thịt chim bồ câu là một loại thịt các vợ chồng hiếm muộn khó có con do tình trùng yếu, số lượng ít nên ăn. Nhưng tốt nhất, bạn nên ăn thịt chim non vừa ra ràng, sau đó đem nấu chảo với đậu xanh, hạt sen, khiếm thực (củ cây hoa súng), tổ yến, đông trùng hạ thảo.
Bạn có thể thay đông trùng hạ thảo Bắc bằng sâu chít - còn được gọi là đông trùng hạ thảo Nam - chất lượng so với đông trùng hạ thảo Bắc kém hơn nhưng có nhiều vi lượng tốt và giá rẻ. Có thể cho thêm lộc nhung và nhân sâm để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cách dùng: Chim ra ràng một con, gạo nếp 50 g. Đậu xanh, hạt sen, khiếm thực mỗi thứ 20 g; nhân sâm, lộc nhung, tổ yến, đông trùng hạ thảo 5 g. Tất cả cho vào nấu cháo thật nhừ, sau đó, ăn cả cái lẫn nước.