Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khám phá những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới

(DS&PL) -

Thị trấn có nhiều người chết hơn người sống, thành phố rác, nơi tất cả người dân sống dưới lòng đất là những địa điểm đặc biệt trên thế giới.

Thị trấn có nhiều người chết hơn người sống, thành phố rác, nơi tất cả người dân sống dưới lòng đất là những địa điểm đặc biệt trên thế giới.

1. Thị trấn đông dân nhất

Thị trấn Kowloon Walled, Hong Kong, trước đây là một pháo đài quân sự của quân đội Trung Quốc. Chính quyền nơi đây đã phá bỏ khu vực này cách đây 20 năm. Tuy nhiên, theo khảo sát của chính phủ nước này, đây vẫn là nơi có mật độ dân số cao nhất với khoảng 30.000 tới 50.000 người sống bên trong một khu vực rộng khoảng 26.305m2. Nhiều hộ dân sống trong các tòa nhà xiêu vẹo bên trong những bức tường của pháo đài.

Trong nhiều năm qua, Kowloon Walled chịu sự chi phối của các thành viên mafia Trung Quốc. Các loại tệ nạn nơi đây chủ yếu là mại dâm, cờ bạc, ma túy, giết người, buôn bán thuốc phiện. Đầu những năm 1990, chính phủ chi 2,7 tỷ USD để bồi thường và quyết định phá hủy khu ổ chuột hỗn loạn này. Đến nay, Kowloon Walled là khu vườn xanh tươi và chỉ còn là di tích.


Thị trấn Kowloon Walled là nơi chật chội nhất thế giới

2. Thị trấn tập trung đông người già nhất

The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi. Năm 2012, tạp chí Forbes xếp hạng đây là thị trấn phát triển nhanh số 1 thế giới với mức tăng lương 11,8\% năm. Lương trung bình hàng tuần là 870 USD.

Đây là khu vực tập trung tới 34 sân golf, 9 câu lạc bộ quốc gia, 2 quảng trường tại trung tâm thành phố và một loạt nhà hàng quán bar.

Thị trấn The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi

3. Thành phố rác

Thủ đô Cairo, Ai Cập, là thành phố lớn nhưng vẫn không có một hệ thống thu gom chất thải thống nhất. Du khách tới đây sẽ thấy rác thải xuất hiện tràn lan trên đường phố, mái nhà, ban công. Thậm chí, rác còn len lỏi đến tận các tòa nhà lớn và trong các cửa hàng. Mùi hôi thối bốc ra trong những ngày hè nóng thực sự rất khó chịu nhưng đối với bao thế hệ người dân nơi đây, điều này được xem là bình thường vì họ đã quen với cuộc sống ăn, ngủ và ở với rác.

Zabbaleen trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "người rác" và cái tên này được đặt chính thức cho những người dân nghèo làm công việc thu gom rác thải ở thủ đô Cairo hơn 80 năm qua. Người Zabblaleen tận dụng tối đa những rác thải có giá trị để bán. Đối với những chất thải hữu cơ, họ sử dụng làm nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc.

Thành phố Cairo đầy rác

4. Người dân nói chuyện với người chết

Lily Dale, ở ngoại ô New York là nơi cộng đồng theo thuyết tâm linh đông nhất trên thế giới. Số dân nơi đây chỉ là 275 người nhưng mỗi năm có khoảng 22.000 – 25.000 du khách tới đây để tham gia các lớp học, hội thảo nhằm học cách chữa bệnh và cách giao tiếp giữa người trần thế và những người đã mất.

Chính sự huyền bí này càng thu hút nhiều người tới Lily Dale để khám phá và tìm kiếm câu trả lời, hoặc chỉ tới để thưởng ngoạn vẻ đẹp và sự thanh bình nơi đây.

Người dân ở Lily Dale có khả năng nói chuyện với người chết

5. Tất cả người dân trong thị trấn đeo mặt nạ khí

Sau lần núi lửa phun trào năm 2002 xuống thị trấn Oyama, cách thủ đô Tokyo, Nhật Bản, khoảng 180km về phía nam, chính quyền trên đảo Miyake-jima yêu cầu tất cả 2.800 cư dân phải luôn mang theo mặt nạ khí mỗi khi ra ngoài. Họ sẽ cảnh báo cho người dân về sự gia tăng khí độc hại bằng còi báo động.

Dòng dung nham của ngọn núi lửa phun trào vào năm 1940 đã giết 11 người. Những lần núi lửa hoạt động khác xảy ra vào năm 1962 và 1983 khiến sức khỏe nhiều người dân nơi đây xuống thấp. Chính vì sự bất thường này, nhiều cửa hàng hoặc các trạm phà nơi đây còn bán những loại mặt nạ phòng độc dùng một lần.

Người dân luôn phải mang theo mặt nạ đề phòng khí độc

6. Thị trấn không có luật lệ

Thi trấn Slab, California, khá gần với các thành phố hoa lệ, nhưng nơi đây không có một luật lệ nào. Thị trấn có 150 cư dân sống nhờ trợ cấp của chính phủ. Đường không có biển báo và du khách chỉ biết là đã đến nơi khi nhìn thấy ngọn đồi nhân tạo Salvation. Thị trấn không có nước sinh hoạt, không có điện, hệ thống cống rãnh, nhà vệ sinh, thùng rác...  Họ chỉ có thể mua nước ở các câu lạc bộ đêm bán nước cho khách du lịch.

Thị trấn Slab, California, không tồn tại bất kỳ loại luật lệ nào

7. Thị trấn dưới lòng đất

Coober Pedy là một thị trấn nằm ở vùng hẻo lánh của Australia, cách 846km về phía bắc Adelaide. Thị trấn hình thành vào năm 1915. Khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây đã khiến cho người dân phải sống dưới đất hoặc các hang động bên sườn núi. Tuy nhiên, Coober Pedy cũng có một số nhà ở lớn như biệt thự, với 450 mét vuông. Nó bao gồm cả nhà thờ dưới lòng đất, cửa hàng, phòng trưng bày giải thưởng Desert Cave Hotel và khách sạn 4 sao...

Thị trấn trở thành địa điểm yêu thích của các nhà làm phim. Nhiều bộ phim lấy bối cảnh tại đây như Until the End of the World và The Adventures of Priscilla Queen of the Desert.

Mọi sinh hoạt của con người đều ở dưới lòng đất

8. Thị trấn như mê cung màu xanh

Chefchaouen là một trong những thị trấn đẹp nhất ở phía đông bắc Ma-rốc. Khách du lịch tới đây khá đông bởi lịch sử phong phú cùng với kiến trúc tuyệt đẹp. Điều đặc biệt nhất chính là những bức tường màu xanh của các tòa nhà trong thị trấn cổ này với tên gọi Medina – những khu vực kiên cố được xây dựng bởi người Ả Rập.

Những bức tường sơn xanh và kiến trúc độc đáo là nơi thu hút khách du lịch đến với Chefchaouen

9. Thị trấn có nhiều người chết hơn người sống

Thị trấn Colma, bang Canifornia, trở thành một nghĩa địa sau khi chính quyền San Francisco thông qua một pháp lệnh năm 1990 cấm người dân xây dựng nghĩa trang mới trong thành phố và không chôn cất người chết. Các nghĩa trang nhanh chóng rơi vào quên lãng và trở thành mối đe dọa với sức khỏe người dân. Năm 1912, chính quyền ban sắc lệnh thứ hai yêu cầu di dời tất cả các nghĩa trang ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, nhiều người dân phản đối luật lệ vô lý này và buộc chính quyền San Francisco phải gỡ bỏ yêu cầu vào năm 1937.

Thị trấn Colma có tới 17 nghĩa trang

Sau đó, người dân thành lập Hiệp hội Nghĩa trang và xây dựng thị trấn Lawndale nhằm tránh những quy định tương tự xảy ra. Lawndale đổi tên thành Colma năm 1941.

Colma có 17 nghĩa trang. Tính đến năm 2010, Colma là quê hương của khoảng 1.800 cư dân còn sống và 1,5 triệu người chết. Tỷ lệ tử vong ở đây cao tới nỗi người ta đặt tên cho nó là "thành phố của những linh hồn" hoặc "thành phố của sự im lặng".

Tin nổi bật