Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Kênh trung gian bí mật" giúp hóa giải xung đột Mỹ - Iran

(DS&PL) -

Lãnh đạo hai nước Mỹ và Iran đã trao đổi thông điệp qua một kênh bí mật trung gian, nhờ đó có thể giảm bớt căng thẳng xung đột giữa hai bên.

Lãnh đạo hai nước Mỹ và Iran đã trao đổi thông điệp qua một kênh bí mật trung gian, nhờ đó có thể giảm bớt căng thẳng xung đột giữa hai bên.

Tờ New York Times đưa tin, không lâu sau khi chính quyền Mỹ ra lệnh sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, các quan chức nước này, qua kênh ngoại giao bí mật hậu trường, đã gửi một thông điệp cảnh báo tới Tehran với nội dung: Đừng leo thang.

Những ngày sau đó, lãnh đạo 2 bên tiếp tục trao đổi qua kênh ngoại giao bí mật này. Quan chức hai bên đều cho rằng những thông điệp đó mềm mỏng hơn rất nhiều so với những tuyên bố cứng rắn mà lãnh đạo hai nước tung ra một cách công khai.

Sau khi nhận được thông điệp từ Mỹ, Iran đã tiến hành trả đũa bằng việc phóng 16 quả tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự ở Iraq có các binh lính Mỹ đồn trú nhưng không ai bị thương vong.

Iran đã gửi lại cho phía Mỹ một tin nhắn qua kênh trung gian bí mật này nói rằng, từ thời điểm này trở đi sẽ không có thêm hành động trả đũa nào nữa.

Đòn tấn công giúp giải tỏa không khí đòi trả thù sục sôi ở Iran, nhưng chỉ gây "thiệt hại tối thiểu" cho căn cứ có lính Mỹ đồn trú. Washington - Tehran dường như đã rời xa khỏi bờ vực chiến tranh.

Đại sứ Thụy Sĩ Markus Leitner (trái) gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani hồi năm 2017. Ảnh: Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Iran.

Một quan chức cấp cao của Mỹ chia sẻ với tờ Wall Street Journal: "Chúng tôi không trao đổi quá nhiều với người Iran, nhưng khi chúng tôi muốn liên lạc, Thụy Sĩ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và tránh những tính toán sai lầm".

Phát ngôn viên phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc từ chối bình luận về các trao đổi hậu trường với Mỹ, song cho biết Tehran "đánh giá cao Thụy Sĩ vì những nỗ lực của họ khi tạo dựng một kênh hiệu quả giúp trao đổi thông tin lúc cần thiết".

Một quan chức Iran nhận định kênh hậu trường qua đại sứ quán Thụy Sĩ mang đến "cây cầu hòa giải" trong bối cảnh mọi nẻo đường khác đều đã sụp đổ. "Trên sa mạc, một giọt nước cũng quý", ông nói.

Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Tehran giữ vai trò trung gian này suốt 4 thập kỷ, trải qua 7 đời tổng thống Mỹ, từ cuộc khủng hoảng con tin dưới thời Jimmy Carter tới thỏa thuận hạt nhân thời Barack Obama. Tuy nhiên, chưa bao giờ họ bị thử thách như hiện nay, giới chuyên gia đánh giá.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật