Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Mỹ-Iran: Những yếu tố sẽ quyết định đến "chiến tranh-hòa bình"

(DS&PL) -

Diễn biến tiếp theo giữa Mỹ và Iran phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của ông Trump hay lượng thiệt hại mà Washington phải nhận sau khi các căn cứ tại Iraq bị tấn công.

Diễn biến tiếp theo giữa Mỹ và Iran phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của ông Trump hay lượng thiệt hại mà Washington phải nhận sau khi các căn cứ tại Iraq bị tấn công.

Hình ảnh tên lửa rời bệ phóng do được Iran công bố sáng 8/1. Ảnh: Fars News.

Hai cuộc không kích liên tiếp vào các căn cứ Mỹ tại Iraq đêm thứ ba (7/1) là đòn đáp trả công khai đầu tiên, dứt khoát nhất của Iran sau cái chết của viên tướng Qasam Soleimani. Cuộc tập kích tên lửa này gây lo ngại nguy cơ nổ ra xung đột quân sự trực diện giữa Mỹ và Iran.

Theo Tuổi trẻ, nhà báo Mỹ Zack Beauchamp nhận định trên tờ VOX rằng, câu hỏi đáng sợ nhất bây giờ là Tổng thống Donald Trump sẽ phản ứng ra sao?

Sau vụ tấn công, người Iran đã gửi đi thông điệp qua nhiều kênh khác nhau: "Đây chính là đòn trả đũa cho Soleimani". Thì ông Trump lại lựa chọn một hình thức phản ứng có chừng mực: "Tất cả đều ổn...", vị Tổng thổng Mỹ viết trên trang Twister của mình.

Nhà báo Zack cho rằng dù thậm chí ông Trump cứ việc lên Twitter tuyên bố chiến thắng, nhiều khả năng Iran cũng sẽ không tiếp tục làm căng hơn nữa.

Tuy nhiên mọi thứ vẫn chưa có gì là chắc chắn. Nếu trong bài phát biểu ngày mai ông Trump lại đổi ý, ra lệnh cho quân đội Mỹ không kích các mục tiêu trên đất Iran, nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ bị dồn vào đường cùng... Đây là kịch bản rất tệ vì Vệ binh Cách mạng Iran đã thề sẽ tấn công nước Mỹ nếu bị giội bom. Nói cách khác, chiến tranh sẽ nổ ra, quy mô có thể lớn hơn nhiều cuộc chiến Iraq năm nào.

Tất nhiên cũng có khả năng Iran chưa chịu dừng lại, nhưng các tín hiệu họ phát ra liên tục đêm thứ ba đều mang một ý nghĩa "nếu anh tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ đánh tiếp (không phải ngược lại)".

Nếu hiểu theo cách đó, người Iran không muốn một cuộc chiến lớn. Và nó cũng hợp lý ở chỗ - đánh nhau với một siêu cường quân sự như Mỹ không có lợi gì đối với Tehran.

Về phần mình, Mỹ cũng sẽ thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến đó, máu sẽ đổ khắp nơi. Năng lực phản công của Iran - cả trong khu vực Trung Đông và thông qua tấn công khủng bố trên khắp thế giới - vượt xa Iraq hồi năm 2003.

Liên quan đến vấn đề "chiến tranh - hòa bình", vai trò giám sát của Quốc hội Mỹ thực chất không còn bao nhiêu, và một người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về chuyện này, đó là ông Donald Trump.

Ông Trump là người nắm quyền quyết định "chiến tranh - hòa bình" với Iran. Ảnh: AFP

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng bước đi tiếp theo của hai nước sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ thiệt hại của lực lượng quân sự Mỹ sau cuộc tập kích tên lửa của Iran.

Trang vnexpress dẫn lời nhận định của đại tá về hưu Stephen Ganyard, chuyên gia phân tích quân sự của ABC News: "Bước đi tiếp theo của Mỹ tùy thuộc vào nơi tên lửa Iran đánh trúng. Nếu tên lửa Iran không gây tổn hại đáng kể cho lực lượng quân sự Mỹ đồn trú ở hai căn cứ, hai bên có thể xuống thang. Nếu Tehran gây thiệt hại nặng cho cơ sở hạ tầng hoặc làm người Mỹ thương vong, họ sẽ phải đối mặt với đòn trả đũa mạnh tay từ Washington".

Mick Mulroy, cựu phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Trung Đông cũng nêu quan điểm: "Tôi tin Nhà Trắng sẽ xem xét mức độ thiệt hại và thương vong. Đây có thể là thời điểm chấm dứt đối đầu nếu không có người thiệt mạng. Dù vậy, Mỹ có thể tung đòn phủ đầu để vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa đạn đạo Iran nếu có thương vong hoặc phát hiện một đợt tấn công khác sắp diễn ra".

Trên thực tế, căn cứ Ain al-Asad và Irbil đều là các cơ sở quân sự của chính phủ Iraq và chỉ có một phần lực lượng Mỹ đồn trú. Trái ngược với những dự đoán trước đó rằng Iran sẽ sử dụng lực lượng ủy nhiệm để tấn công các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông để báo thù cho tướng Soleimani, hoặc tập kích các mục tiêu lớn hơn của Mỹ, như Vùng Xanh ở thủ đô Baghdad của Iraq, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não về quân sự và ngoại giao Mỹ.

"Dường như Iran đã cố tình nhằm vào những mục tiêu ít ngờ nhất. Đó đều là các địa điểm ít được bảo vệ", Ganyard nhận xét.

Các thông tin về thiệt hại sau vụ tập kích còn nhiều mâu thuẫn, tuy nhiên các quan chức Lầu Năm Góc cho hay binh sĩ Mỹ đã nhận được cảnh báo và xuống hầm ẩn nấp trước khi tên lửa lao xuống nên không chịu thiệt hại về người.

Cả Iran và Mỹ đều có những động thái xuống thang sau vụ tấn công. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif khẳng định nước này không muốn chiến tranh sau khi phóng tên lửa vào hai căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq để thực hiện "quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc".

Ông nhấn mạnh Iran đã "hoàn thành" cuộc tấn công và "không tìm kiếm sự leo thang hay chiến tranh, nhưng sẽ tự bảo vệ mình trước mọi cuộc xâm lược".

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật