Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Iran tuyên bố khởi động lại lò phản ứng hạt nhân mạnh nhất

(DS&PL) -

Mới đây, Iran thông báo tái khởi động lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak, nơi có thể tạo ra plutonium - nguyên liệu chính của vũ khí hạt nhân.

Mới đây, Iran thông báo tái khởi động lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak, nơi có thể tạo ra plutonium - nguyên liệu chính của vũ khí hạt nhân.

Bên ngoài lò phản ứng nước nặng Arak của Iran. Ảnh: AP

Theo hãng tin ISNA, ngày 28/7, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran là Ali Akbar Salehi cho biết nước này sẽ khởi động lại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak.

Nước nặng có thể dùng trong các lò phản ứng để chế tạo ra plutonium, nhiên liệu sử dụng trong các đầu đạn hạt nhân.

Trước đó, theo Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) 2015, Iran đã rút lõi nhiên liệu của lò phản ứng Arak và thay bằng xi măng vào tháng 1/2016. Lò phản ứng nước nặng này được dùng để tạo ra plutonium, thành phần chính của vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm cắt nguồn thu từ dầu mỏ của nước này, khiến căng thẳng giữa hai bên leo thang. Đáp lại, Iran tuyên bố sẽ giảm tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận trong JCPOA. Tehran chỉ trích các cường quốc khác tham gia ký thỏa thuận đã không giảm thiểu được các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hồi đầu tháng 7 đã tuyên bố Tehran sẽ tăng mức làm giàu uranium và tái khởi động hoạt động của lò Arak sau ngày 7/7 nếu các nước tham gia JCPOA không tuân thủ cam kết bảo vệ hoạt động thương mại với Iran.

JCPOA, thỏa thuận được Iran ký với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc vào năm 2015, là kết quả của 15 năm đàm phán ngoại giao. Tổng thống Trump cho rằng thỏa thuận này không đủ để ngăn Iran phát triển chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo, trong khi Nga, Trung Quốc và các nước châu Âu ký thỏa thuận cho rằng JCPOA cần được duy trì.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật