Iran đã phóng thành công một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo, động thái được cho là có khả năng làm gia tăng căng thẳng với Mỹ về chương trình hạt nhân.
Một bức ảnh được công bố bởi Bộ Quốc phòng Iran vào ngày 9/2/2020, cho thấy tên lửa Zafar chuẩn bị được phóng. Ảnh: euronews.com |
Trong một tuyên bố trên trang web của mình, Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran nói rằng vụ phóng diễn ra từ môt sa mạc và vệ tinh đã đạt tới quỹ đạo cách mặt đất 425 km.
Vệ tinh được gọi là 'Noor' - nghĩa là 'ánh sáng' - và IRG đã sử dụng tàu sân bay vệ tinh Ghasad để phóng nó lên vũ trụ, một hệ thống chưa từng được công bố trước đây, AP cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc hiện chưa đưa ra bình luận nào.
Tuy nhiên, vụ phóng diễn ra trong bối cảnh quốc gia này đang căng thẳng với Mỹ sau sự sụp đổ của thỏa thuận hạt nhân Iran và sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, sát hại Tướng Guard Qassem Soleimani hồi tháng 1.
Michael Horowitz, người đứng đầu tình báo tại LeBeck International, nói với Euronews rằng vụ phóng là một bước đột phá quan trọng đối với Iran khi trước đó đã có nhiều vụ phóng thất bại.
"Washington có thể sẽ theo dõi sự phát triển này một cách chặt chẽ: chương trình không gian của Iran có liên quan chặt chẽ với tên lửa và hạt nhân của nước này. Nếu Iran có khả năng phóng các vệ tinh quân sự hạng nặng, có thể cũng có thể gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa liên lục địa”.
"Tôi nghĩ rằng điều này sẽ gửi một thông điệp rõ ràng và là một phần trong nỗ lực của Iran nhằm gây áp lực cho cả Washington và người châu Âu sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA”, ông Michael Horowitz nói.
Trong khi đó, Iran tuyên bố nước này không phát triển vũ khí hạt nhân và các vụ phóng vệ tinh không sử dụng công nghệ quân sự. Vụ phóng vệ tinh lần này nhằm kỷ niệm ngày thành lập IRGC, ngày 22/4/1979.
Mộc Miên (Theo euronews.com)