Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức quân sự mới nóng nhất ngày 22/4: Mỹ- Nhật Bản thử nghiệm tên lửa đánh chặn ICBM

(DS&PL) -

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 22/4 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 22/4 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nhật Bản-Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn ICBM

Một tên lửa của Mỹ. Ảnh minh họa: navalnews.com

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tiết lộ quốc gia này cùng Nhật Bản chuẩn bị thử nghiệm loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới nhằm đối phó với nguy cơ từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.

Ngày 21/4,  Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Soofer cho biết Mỹ nhận thức được rằng tên lửa đạn đạo ICBM của Triều Tiên là mối đe dọa cần phải xử lý vì nó có khả năng tấn công tới lãnh thổ Mỹ.

Mỹ và Nhật Bản sẽ tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM3 Block 2A thế hệ mới mà hai nước cùng phát triển vào mùa Hè năm nay nhằm đối phó với tên lửa ICBM của Triều Tiên.

Trước đó, Nhật Bản và Mỹ từng thử nghiệm các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo tầm trung nhưng đây là cuộc thử nghiệm lần đầu tiên tên lửa đạn đạo tầm xa xuyên lục địa.

T-14 Armata đối diện nguy hiểm khi tham chiến tại Syria

Xe tăng T-14 Armata của Nga nhiều khả năng chỉ có một cuộc thử nghiệm hạn chế

Mới đây Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov đã cung cấp thông tin về việc nước này đưa xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata sang Syria để hiệu chỉnh tính năng trước khi bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

Thông tin trên ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn của báo chí quốc tế, đi kèm theo đó là nhiều đánh giá, bình luận.

Các chuyên gia cho biết, việc tham gia chiến đấu của xe tăng T-14 Armata tỏ ra không phải là một thử nghiệm an toàn cho phía Nga. Lý do cho điều này là vì trong thời gian chiến sự, xe tăng cải tiến vẫn đang được Nga lên kế hoạch đưa vào sử dụng, có thể sẽ bị các chiến binh thân Thổ Nhĩ Kỳ thử đạn, thông tin được cung cấp bởi truyền thông Mỹ.

"Ngoài việc có một số lượng nhỏ xe chiến đấu bộ binh, Nga trước đây đã không gửi các xe bọc thép hạng nặng như T-14 tới Syria. Ngay cả khi một lượng Armata nhất định thực sự xâm nhập vào nước này, hoàn toàn có khả năng Quân đội Nga sẽ hạn chế sử dụng trên thực địa để giảm khả năng xảy ra tai nạn hoặc tổn thất trong lúc chiến đấu". 

Đức mua hàng loạt máy bay chiến đấu Eurofighters và F-18

Một máy bay chiến đấu của Đức. Ảnh: Reuters

Ngày 21/4, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer xác nhận chính phủ nước này có kế hoạch mua 93 máy bay Eurofighters (do châu Âu sản xuất) và 45 máy bay F-18 (do Mỹ sản xuất) để thay thế phi đội máy bay chiến đấu Tornado - vốn đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng Không quân Đức từ năm 1983.

Hiện tại, dòng máy bay Tornado do châu Âu chế tạo là loại máy bay duy nhất mà Không quân Đức sử dụng được chứng nhận có thể mang vũ khí hạt nhân.

Đến năm 2030, việc sử dụng máy bay Tornado sẽ không còn hiệu quả kinh tế, do đó năm 2025 sẽ là hạn chót để Đức tìm các máy bay thay thế.

Phát biểu trên báo Nam Đức (Sueddeutsche Zeitung), Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer  nêu rõ để có thể thay thế đội máy bay Tornado lỗi thời, không quân Đức cần duy trì một số khả năng nhất định và “hiện tại chỉ có duy nhất các nhà sản xuất Mỹ cung cấp” các máy bay có thể mang theo vũ khí hạt nhân.

Bà nhấn mạnh việc mua các máy bay của Mỹ là hành động “bắc cầu công nghệ” và cần thiết để giúp Đức thực hiện các nghĩa vụ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật