Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Indonesia có thể làm sạch con sông bẩn nhất thế giới?

(DS&PL) -

Sông Citarum nằm trên đảo Java, Indonesia đã bị Ngân hàng Thế giới tuyên bố là sông bị ô nhiễm nhất thế giới từ cách đây một thập kỉ.

Sông Citarum nằm trên đảo Java, Indonesia đã bị Ngân hàng Thế giới tuyên bố là sông bị ô nhiễm nhất thế giới từ cách đây một thập kỉ.

Sông chết, người cũng không sống được

Ông Yusuf Supriyadi là một nông dân Indonesia sống phụ thuộc vào nguồn nước tối tăm của sông Citarum. Ông thường phải dùng loại nước chứa đầy chất thải từ những nhà bè nổi, hóa chất độc hại và phân động vật... để tưới cho một ruộng lúa nhỏ nằm ở phía Tây Java, sinh kế duy nhất cho gia đình 6 người của mình.

Năng suất lúa của nông dân Tây Java giảm 2/3, thậm chí mất trắng do dùng nước ô nhiễm từ sông Citarum để canh tác.

Năng suất lúa của nông dân vùng này hiện đã giảm 2/3 vào mùa mưa vì các nhà máy dệtxả rác thải công nghiệp vào sông ngày càng nhiều. Nhưng những người nông dân như Supriyadi ít có sự lựa chọn nào khác.

Người nông dân 54 tuổi này kể với phóng viên: "Vào những lúc lũ lụt mùa mưa, chân tay tôi thường bị ngứa còn mùa màng thì thất bát.

Côn sông ô nhiễm đã lấy mất bát cơm của tôi. Nếu cứ tiếp tục trồng lúa thì tôi sẽ lỗ, nhưng nếu không làm thế thì cũng chẳng biết làm gì khác."

Phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ người dân sau nhiều thập niên nỗ lực dọn dẹp thất bại, chính quyền Jakarta đang bước vào với một mục tiêu dường như không thể thực hiện được: làm cho nước sông Citarum có thể uống được vào năm 2025.

30 triệu người dân Indonesia đang sinh hoạt dựa vào dòng sông này.

Sử dụng nguồn nước ô nhiễm này là một sự nguy hiểm đối với nhiều người. Nhưng hiện có 30 triệu người đang dựa vào nó để tưới tiêu, tắm rửa và thậm chí dùng để uống - trong số này có khoảng 80% cư dân sóng ở thủ đô Jakarta.

Với chiều dài gần 300 kilômét, dòng sông này cũng là nguồn năng lượng thủy điện chủ yếu cho đảo Java lớn nhất Indonesia với điểm nóng là điểm du lịch Bali.

Vậy những từ một thập kỉ trước, nguồn sống của bao người này đã bị Ngân hàng Thế giới tuyên bố là con sông ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới, một đánh giá được tất cả các nhà báo và nhà môi trường hoàn toàn chấp nhận.

Lượng chất thải, liên quan đến việc đánh giá mức độ ô nhiễm, có thể thay đổi theo từng khoảng thời gian trong năm. Nhưng nước sông Citarum đều đạt mức độ nguy hiểm ở hầu hết các tiêu chuẩn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nó có mức độ đáng báo động của các hóa chất độc hại - chẳng hạn lượng kim loại chì gấp 1.000 lần tiêu chuẩn của Mỹ dành cho loại nước uống an toàn.

Citarum cũng luôn "vinh dự" xuất hiện trong danh sách những sông bị ô nhiễm nhất dọc như sông Hằng của Ấn Độ, sông Mississippi ở Hoa Kỳ và sông Hoàng Hà của Trung Quốc.

Không phải nói chơi

Vào tháng 1/2018, chính phủ Jakarta đã quy trách nhiệm từ cấp chính quyền địa phương trong việc phải xử lí nghiêm khắc hơn với những chu doanh nghiệp bỏ qua các quy định về xử lý chất thải. Nhà máy nào vi phạm thì sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Chính quyền bắt đầu tiến hành cho nạo vét lòng sông.

Rất nhiều camera giám sát sẽ được lắp đặt dọc theo hai bên bờ sông để theo dõi những người vi phạm lén lút vứt chất thải vào sáng sớm nhằm trốn tránh sự phát hiện.

Theo ông Djoko Hartoyo, phát ngôn viên của Bộ Thủy Vụ, đồng thời với đó, các thiết bị nạo vét sẽ được sử dụng để làm sạch dòng sông bẩn thỉu.

Ông cho biết thêm: "Chúng tôi không nói chơi ở thời điểm này. Chúng tôi đang tiến hành công việc một cách toàn diện và lạc quan rằng sẽ làm cho sông Citarum sạch sẽ, giống như cách đây 50 hay 60 năm."

Vào những năm 1980, một khu công nghiệp mới đã bùng phát xung quanh thị trấn nhỏ Majalaya, cách Jakarta khoảng 170 km về phía đông, và mọi thứ nhanh chóng thay đổi cho dòng sông nguyên sinh.

Theo số liệu của chính phủ và các nhóm môi trường, khoảng 2.000 nhà máy dệt trong vùng đã cung cấp nhiều công ăn việc làm cho người dân, nhưng nó đi kèm với cái giá rất lớn: khoảng 280 tấn chất thải công nghiệp được đổ vào sông mỗi ngày.

Bằng cách rác thải ra sông, người dân cũng góp phần bức tử Citarum.

Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn, nhiều người dân địa phương nghĩ rằng việc vứt rác thải gia đình vào dòng sông bẩn thỉu này cũng không có gì gọi là.

Ông Achmad Fachrureza nói với PV trong khi dùng chiếc thuyền phao cáu bẩn cố gắng di chuyển trên mặt sông đầy vải, lon rỗng, chai nhựa và túi rác: "Mỗi khi trời mưa và nhà tôi bị ngập, mùi hôi thối thật khủng khiếp".

Cảnh tượng thường thấy dọc hai bên bờ sông.

Người nông dân 57 tuổi này cho biết ông đã bị sa thải khỏi vị trí nhân viên bảo vệ của nhà máy dệt sau khi "dám" đặt câu hỏi về hệ thống xử lý chất thải của công ty.

Nhà máy này có ống xả chất thải dẫn trực tiếp vào sông. Dòng nước sủi bọt với các loại thuốc nhuộm hóa học được sử dụng trong hàng dệt may, tạo ra mùi hôi thối.

Ông Deni Riswandani làm việc trong nhóm môi trường Elingan địa phương cho biết: "Hầu hết các nhà máy ở đây đều có hệ thống xử lý chất thải, nhưng chúng không hoạt động đúng nghĩa mà chỉ làm theo hình thức đối phó cho có."

Đã từng có thời sạch sẽ

Điều này đã gây ra nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng, đặc biệt đối với 5 triệu người sống trong lưu vực sông.

Nhiều người dân địa phương bị các bệnh ngoài da như ghẻ và viêm da, cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do hít phải khí ô nhiễm từ các nhà máy.

Riswandani nói: "Số người đến phòng khám sức khoẻ rất cao. Chúng tôi đã liên tiếp báo cáo những vấn đề này cho chính phủ, nhưng không bao giờ nhân được giải pháp nào."

Ông và những nhà hoạt động môi trường thất vọng khác đã từng dùng bê tông chặn một số đường ống dẫn chất thải, nhưng các nhà máy thường loại bỏ được những "chướng ngại vật" này ngay lập tức.

Người dân địa phương hy vọng mục tiêu mới của chính phủ Jakarta có thể hoàn thành. Nhưng họ cũng hoài nghi với tầm quy mô của nhiệm vụ này. Trong khi đó, nạn tham nhũng tại địa phương đang trở nên khá sôi nổi. Các chủ sở hữu nhà máy đang cố gắng mua chuộc các quan chức để thoát khỏi rắc rối.

Ông Fachrureza nói: "Tôi rất muốn nhìn thấy sông Citarum giống như hồi tôi còn nhỏ. Lúc đó, tôi có thể bơi và uống nước của nó, nước rất sạch sẽ".

Minh Minh (Theo Asiaone)

Tin nổi bật