Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hy vọng giảm án mong manh của những "đại gia" tại ngân hàng ACB

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Khi đang ở trên đỉnh cao danh vọng, 6 đại gia trong "đại án bầu Kiên" từng được ví là "bộ xương sống" tại ngân hàng ACB không thể ngờ được rằng, bến đỗ cuối cuộc

(ĐSPL) - Khi đang ở trên đỉnh cao danh vọng, 6 đại gia trong "đại án bầu Kiên" từng được ví là "bộ xương sống" tại ngân hàng ACB không thể ngờ được rằng, bến đỗ cuối cuộc đời mình lại là đứng trong vành móng ngựa, chịu sự phán xét của pháp luật.

Sau hơn 5 tháng (ngày 9/6) bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt với bản án dày 75 trang được cho là đúng người, đúng tội, 6 bị cáo vẫn đồng loạt kháng cáo những mong được giảm án, thoát tội. Tia hy vọng mong manh thể hiện rõ trên 6 khuôn mặt tàn úa vì tích tụ quá nhiều âu lo tại công đường TAND Tối cao tại Hà Nội hôm 28/11.

"Đằng sau khối tài sản lớn là tội ác"

Trước khi rơi vào vòng lao lý, nói đến ngân hàng ACB là người ta chắc đến những cái tên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, trú tại Hà Nội); Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải (SN 1965, trú tại TP. Hồ Chí Minh), ba Phó Chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại TP. Hồ Chí Minh), Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại TP. Hồ Chí Minh), Phạm Trung Cang (SN 1954, trú tại TP. Hồ Chí Minh) và Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958, trú tại Hà Nội) thành viên HĐQT.

Còn nhớ cách đây 5 năm, trong một lần trả lời phỏng vấn trên báo chí, khi đương kim chức Tổng Giám đốc ngân hàng ACB, ông Lý Xuân Hải đã tự tin nhận định: "Những con người như Nguyễn Đức Kiên, Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang... đều là những con người có cá tính, họ là "xương sống" tạo nên sự thành công của ngân hàng. Họ giúp cho ACB không "dính" một sự cố nào kể từ khi thành lập".

Với giải thưởng "Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2010", do tạp chí Asian Banker trao tặng cho Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải; và sự đánh bóng tên tuổi của “gã đầu bạc” Nguyễn Đức Kiên với tư cách là ông “bầu” của hai đội bóng CLB Hà Nội và Trẻ Hà Nội đã đẩy các đại gia tại ngân hàng ACB lên nhiều nấc thang danh vọng.

Và, nhiều người không thể hiểu, thậm chí bất ngờ với câu hỏi vì sao những đại gia này lại kiếm nhiều tiền đến vậy? Ví dụ như "bầu" Kiên, trong phiên tòa sơ thẩm tại TAND TP.Hà Nội, bị cáo này hùng hồn tuyên bố, nếu không bị "dính" vào vụ án này, tài sản của ông ta lên đến nhiều nghìn tỷ đồng!

Chỉ đến khi 6 "đốt xương sống" của ngân hàng ACB bị bắt giam, khiến thị trường tài chính Việt Nam một phen chấn động, thì nhiều người mới giật mình khi nhớ đến câu nói bất hủ trong kinh tế học: "Đằng sau một khối tài sản lớn là tội ác".

“Bầu” Kiên và các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm ngày 28/11.

"Gáo nước lạnh" giội vào "sống lưng"

Từ ngày 20/5 đến 9/6/2015, "đại án bầu" Kiên đã được làm rõ đến từng tình tiết tại công đường TAND TP. Hà Nội. Đây là vụ án đạt kỷ lục về số người tham dự: 22 luật sư bào chữa cho 8 bị cáo, 3 nguyên đơn dân sự, 1 bị đơn dân sự và 63 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (bao gồm cả pháp nhân và cá nhân).

Quá trình tranh tụng tại công đường, HĐXX chứng minh, làm rõ Nguyễn Đức Kiên phạm liền 4 tội: Tội kinh doanh trái phép; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng và tội trốn thuế; Trần Ngọc Thanh (Giám đốc công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) và Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các bị cáo Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX TAND TP. Hà Nội ra bản án hình sự sơ thẩm số 219 ngày 9/6/2014, tuyên phạt: Nguyễn Đức Kiên 20 năm tù về tội Kinh doanh trái phép, 6 năm 6 tháng tù về tội trốn thuế, 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Kiên chấp hành hình phạt chung cho 4 tội là 30 năm tù.

Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam 20/8/2012. Về hình phạt bổ sung, phạt Nguyễn Đức Kiên hơn 75 tỉ đồng về hành vi trốn thuế; phạt 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để sung quỹ Nhà nước. Bị cáo Trần Ngọc Thanh lĩnh án 5 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Hải Yến 5 năm tù. Xử phạt lý Xuân Hải 8 năm tù, Lê Vũ Kỳ 5 năm tù, Trịnh Kim Quang 4 năm tù, Phạm Trung Cang 3 năm tù, Huỳnh Quang Tuấn 2 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bản án trên nhận được sự đồng tình của dư luận. Nhiều người ví đây là "gáo nước lạnh" giội vào "bộ xương sống" gồm 6 bị cáo nguyên là quan chức ngân hàng ACB.

Tuy nhiên 6 đại gia ngân hàng ACB đã làm đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, cho rằng mình vô tội hoặc xin giảm án. Theo đó, bị cáo Kiên kháng cáo toàn bộ bản án. Hải, Cang, Quang kêu oan. Bị cáo Kỳ, Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt.

Khó sửa án nếu không có tình tiết mới

Trở lại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 28/11, theo quan sát của PV báo Đời sống và Pháp luật, thần sắc của 6 bị cáo: Kiên, Hải, Kỳ, Quang, Cang và Tuấn đều không được tốt, nếu không nói rằng, trông họ khá suy sụp. Tuy không có kháng cáo, nhưng hai phạm nhân Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến vẫn được tòa triệu tập đến. Do sức khỏe yếu, Thanh đã ngất tại công đường.

Do tính phức tạp của vụ án, thay vì 3 thẩm phán xét xử như thường lệ, HĐXX "đại án bầu" Kiên gồm 4 thẩm phán (có 1 thẩm phán dự khuyết). Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, mọi sự chú ý tập trung vào bị cáo đầu vụ, tóc bạc Nguyễn Đức Kiên. Thay vì lắng nghe Chủ tọa phiên tòa- thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham dự phiên tòa, bị cáo Nguyễn Đức Kiên chăm chú dán mắt vào tập tài liệu dày để trước mặt.

Xem video:

“Bầu Kiên” kêu oan, đồng phạm xin giảm nhẹ

Trao đổi với PV, một luật sư bào chữa cho bị cáo Kiên (xin được giấu tên) cho biết: Sau phiên tòa sơ thẩm, ở trại giam T16 bộ Công an, ngày nào "bầu" Kiên cũng dành 30 phút viết đơn khiếu nại. Tập đơn khiếu nại viết tay dài 118 trang giấy được Nguyễn Đức Kiên gửi đến tòa phúc thẩm TAND Tối cao.

Mặc dù đã thuê 4 luật sư có tiếng: Luật sư Vũ Xuân Nam, Ngô Huy Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp (đoàn Luật sư TP. Hà Nội), luật sư Bùi Quang Nghiêm (đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) bào chữa, nhưng "gã đầu bạc" vẫn sử dụng quyền tự bào chữa trước Tòa.

Chính vì vậy, việc bị cáo Kiên đọc tài liệu trong vành móng ngựa là điều dễ hiểu. Ngoài ra, bị cáo Kiên còn đề nghị HĐXX triệu tập các sở Kế hoạch & Đầu tư: Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương và TP. Hồ Chí Minh (là những cơ quan đã cấp giấy phép cho các công ty của "bầu" Kiên), đại diện bộ Tư pháp, bộ Công Thương và một số cá nhân làm việc tại ngân hàng ACB để đối chất...

HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của bị cáo Kiên, song tùy từng trường hợp cụ thể Tòa xét thấy cần thiết sẽ mời các cá nhân, cơ quan nói trên ra công đường. Hôm nay (1/12), HĐXX tiếp tục phần xét hỏi về tội Kinh doanh trái phép.

"Lát cắt" thẩm vấn

Đầu giờ chiều ngày 28/11, HĐXX tiến hành phần xét hỏi về tội Kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên. Để việc khai báo giữa các nhân chứng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được khách quan, HĐXX cho cách ly bị cáo Kiên.

HĐXX đặt câu hỏi với ông Phan Tô Giang (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan): "Trong cuộc họp HĐQT tháng 5/2012, ông tham gia, có bàn về vấn đề gì?", ông Giang đáp: "Tôi không ngồi họp. Thư ký công ty đưa văn bản cho tôi và tôi ký". Hỏi: "ông có biết nội dung văn bản đó nói gì không?"; Đáp: "Đây là biên bản về thực hiện giao dịch trạng thái vàng tại ngân hàng ACB, ủy quyền cho ông Kiên thực hiện giao dịch qua hệ thống điện thoại ghi âm tại ngân hàng ACB". ông Giang thừa nhận, có ký vào biên bản họp HĐQT, nhưng không biết và không tham gia vào việc thực hiện biên bản này. Với tư cách là thành viên HĐQT, ông Giang chỉ làm có vậy.

Mặc dù thời gian quá lâu, nhưng bị cáo Lê Vũ Kỳ vẫn khẳng định, lời ông Giang khai trước tòa là đúng sự thật. Có điều, bị cáo Kỳ không tham gia buổi họp, mà chỉ nhớ, ai đó đưa văn bản ra và bị cáo ký vào.

Tòa hỏi tiếp ông Hân - nguyên Phó Tổng Giám đốc ngân hàng ACB thời điểm năm 2009, phụ trách toàn bộ việc kinh doanh vàng tại ngân hàng này. ông Hân cho biết, có ký xác nhận hợp đồng 017 giữa ngân hàng ACB và công ty Thiên Nam (của “bầu” Kiên).

Theo đó, khi có giao dịch, ông Hân ký xác nhận (khi phía công ty Thiên Nam đặt lệnh qua ghi âm, nhân viên ngân hàng sẽ có liên lạc đối ứng với đối tác nước ngoài. Hôm sau, nhân viên sẽ xác nhận và gửi đại diện hai đơn vị ký).

Ông Hân khẳng định, việc giao dịch đặt lệnh qua điện thoại chỉ do một mình Nguyễn Đức Kiên thực hiện, ngoài ra không còn ai khác làm việc này. Làm phép thử tính xác thực lời nói của ông Hân, HĐXX chỉ vào phiếu giao dịch trên tay người đàn ông này, đặt câu hỏi: "ông có thể đọc nội dung bên trong tờ phiếu giao dịch này được không?".

Suy nghĩ nhanh, ông Hân đọc vanh vách: Phiếu xác nhận giao dịch trạng thái vàng có hai điều: Loại giao dịch: Bán vàng do công ty Thiên Nam bán; số lượng 5.000, thành tiền: Lớn hơn 5 triệu USD. Ngày hiệu lực mở trạng thái: 10/12/2009. Thụ hưởng: Ngân hàng ACB.

Vì thời gian đã hết, HĐXX quyết định dừng phiên tòa đến sáng 1/12 tiếp tục xét xử.

Tin nổi bật