Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Học làm người: Bài học suốt đời chưa ai tốt nghiệp!

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Lời nói đôi khi còn là con dao hai lưỡi, con người phải biết chọn lựa ngôn từ mà đối đáp với nhau.

(ĐS&PL) Lời nói đôi khi còn là con dao hai lưỡi, con người phải biết chọn lựa ngôn từ mà đối đáp với nhau. Hãy biết tận dụng đầu óc mà khéo léo trong cách ứng xử thường ngày và những lời nói hoa mĩ hơn một chút thì dễ dàng được lòng mọi người xung quanh.

Con người suốt cả cuộc đời làm người, hình như là chưa một ai có được tấm bằng tốt nghiệp trình độ làm người. Nói như vậy, nghe cũng hơi quá đáng và đã chạm đến cái "tôi" của mọi người, sao suốt đời mà cũng không lấy được tấm bằng tốt nghiệp đó?

Bạn đã thực sự biết nói chưa? Một câu hỏi ai nghe xong cũng cảm thấy những con người đặt ra câu hỏi đó thật ngớ ngẩn. Với cái tuổi đã lớn, những con người đã đủ trưởng thành, chín chắn trong những suy nghĩ và trong hành động, mà lại đặt những câu hỏi nghe mà nực cười, "biết nói hay chưa"? Tôi biết là ai cũng trả lời là "biết" chứ chẳng ai trả lời là mình "không biết " nhưng vấn đề tôi muốn mọi người nhìn nhận một cách rõ ràng ở đây, là về lời nói trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh qua văn nói chứ không phải văn viết.

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Lời nói đôi khi còn là con dao hai lưỡi, con người phải biết chọn lựa ngôn từ mà đối đáp với nhau. Hãy biết tận dụng đầu óc mà khéo léo trong cách ứng xử thường ngày và những lời nói hoa mĩ hơn một chút thì dễ dàng được lòng mọi người xung quanh. Lời nói của những người khôn khéo luôn được người đời tôn trọng, kính nể. Những ai đang sở hữu trong mình khiếu ăn nói và cách ứng xử tốt, thuyết phục được người khác bằng lời nói thì bước ra ngoài xã hội, luôn gặp những may mắn bởi những thế mạnh từ lời nói mang lại.

Về phần của những con người không may mắn, không được sở hữu tài ăn nói như những người khác, lúc nào cũng phát ra những con chữ vô văn hóa và tục tĩu, cái miệng như để trưng bày chứ chẳng mang lợi ích gì về cho bản thân, mà còn làm cho hình ảnh mình trong mắt người khác không được đẹp, rồi chẳng được người đời tôn trọng, kính nể, mà thêm vào đó là những lời phán xét chê bai, sự khinh bỉ nhận lại từ những người xung quanh dành cho họ.

Nếu đã không có khiếu trong lời nói, thì im lặng cũng là một cách nói? Im lặng không nghĩa là bạn chấp nhận rằng mình đã thua, thua nặng nề khi không sở hữu được tài ăn nói nên thay vào đó mà im lặng. Im lặng là một cách hiểu ngầm, đó là một loại ngôn ngữ phi ngôn từ. Cũng là lời nói nhưng chẳng mang lại cho bản thân mình được thành công như mong đợi, mà còn bị ganh ghét, bị người khác nói những lời khó nghe, sao ta không im lặng đi, hãy nói khi cần thiết thôi. Vì vốn dĩ ta cũng chẳng có tài thuyết phục người nghe bằng lời nói rồi, nói thêm hay nói bớt cũng chẳng dịch chuyển được những suy nghĩ trong họ về mình, thay vào đó mình chọn cách im lặng cũng tốt.

Học nói song ta cần phải học làm người, con người có tâm luôn được người khác quý mến không chỉ riêng về lời nói - nhân cách và đạo đức ở một con người là yếu tố quan trọng không kém sau lời nói. Nó cũng là một phần thiết yếu trên hành trình đi tìm thành công từ cuộc sống mang lại cho con người.

Nếu một người đã có sở trường trong việc dùng văn nói để thuyết phục một người và cũng là một con người luôn tặng cho đời những nụ cười thân thiện, một cái tâm tốt, không lấy thế mạnh lời nói vốn có mà hạ thấp những người xung quanh, những câu nói độc địa vô tình đụng phải trái tim mọi người xung quanh, những người như thế này luôn được có được một cuộc sống an nhàn với mọi người, không phải sống mà cứ thấp thỏm lo sợ, lo lắng người khác nghĩ gì về mình. Lời nói là con dao hai lưỡi, hãy biết tận dụng mà áp dụng trong cuộc sống.

Sưu tầm/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật