Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những bài học "đút túi" khi khởi nghiệp

(DS&PL) -

Nhiều bài học lớn mà hầu hết các doanh nhân thành đạt đã phải học một cách trầy trật khi khởi nghiệp.

Nhiều bài học lớn mà hầu hết các doanh nhân thành đạt đã phải học một cách trầy trật khi khởi nghiệp.

Để trở thành một doanh nhân thành đạt thật không dễ. Song khi khởi nghiệp mọi thứ xem ra khá đơn giản: chỉ tạo ra một sản phẩm độc đáo, tiếp thị rồi đợi “thượng đế” mở hầu bao mua hàng. Sau đó, có thể thuê người làm, rồi bạn trở thành giám đốc điều hành. Tiếp theo, bạn có thể giao quyền, thuê giám đốc, rồi bạn chỉ việc đi nghỉ và hưởng lạc ở bãi biển xa xôi nào đó.

Thực tế, những ai từng dành hơn 3 tháng để khởi nghiệp sẽ biết rằng, cuộc sống không đơn giản và đẹp như sự mường tượng trên. Sự thật là, việc khởi nghiệp kéo theo rất nhiều điều bất ngờ: sản phẩm thất bại, khách hàng bỏ đi, vốn liếng bay theo mây khói…

Dưới đây là những bài học lớn mà hầu hết các doanh nhân thành đạt đã phải học một cách trầy trật. Và đã nhiều làn phải "trả giá" cho các bài học đó, để có được thành quả như hiện nay.

Ba bài học xương máu khi khởi nghiệp

Ý tưởng đầu tiên của bạn ít khi là ý tưởng tốt nhất

Khi đưa ra thị trường, sản phẩm của bạn giống như một đứa trẻ sơ sinh. Nó rất mong manh, yếu ớt và rất có thể không thành công như kỳ vọng. Trong tình huống xấu, hoặc bạn lắng nghe những lời phê phán của khách hàng, hoặc bạn không thèm nghe gì cả. Đáng tiếc là, những người không thích nghe gì cả chiếm số đông. Sản phẩm bạn tâm huyết, nên bạn thường cảm nhận nó giá trị, nhưng nếu không được thị trường chấp nhận thì bạn cũng thất bại. Nếu không cầu thị, lắng nghe để hoàn thiện thì khách hàng sẽ không tương tác với bạn, không quan tâm đến sản phẩm của bạn nữa.

Bài học: Đừng cố định với các ý tưởng của mình. Bạn cần lắng nghe, đo lường, thử ở mọi khía cạnh để hoàn thiện sản phẩm.

Thuê nhầm người còn tệ hại hơn việc phải dài cổ tìm đúng người

Khi mới lập nghiệp, doanh nghiệp thường thuê người có tính tình dễ chịu và chi phí phải chăng, nhưng về sau họ mới nhận thức được tầm quan trọng của việc thuê những người có chuyên môn giỏi. Về dài hạn, thuê người giỏi hơn, dù tốn chi phí hơn, nhưng sẽ tiết kiệm tiền bạc cho bạn.

Bài học: Một câu đã được đúc kết rất chuẩn là “Hãy chậm khi tuyển dụng và nhanh khi sa thải”. Bạn chỉ thuê người khi công việc dứt khoát phải thuê. Nếu việc bạn có thể làm được thì cứ tự làm. Tuy nhiên, nếu xét thấy thuê người hiệu quả hơn thì lại nên thuê.

Ba bài học xương máu khi khởi nghiệp

Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong kinh doanh của bạn

Mặt trái của hoạt động kinh doanh là dễ làm tổn thương sức khỏe tâm thần. Theo số liệu thống kê, các doanh nhân có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi và nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cao gấp 5 lần so với những người bình thường.

Bài học: Sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất là vô giá, nên không đáng phải đánh đổi lấy sự thành công nào đó trong kinh doanh. Đừng để rơi vào cái bẫy đó. Hãy chú ý đảm bảo cho cuộc sống hài hòa, cân bằng, tập trung vào cả sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.

Hệ thống tổ chức quan trọng hơn nhân tài

Những người tài năng mà bạn nhìn thấy không nhất định giỏi thật sự. Rất nhiều "chuyên gia" có ảnh hưởng to lớn trên mạng chẳng qua chỉ là sở hữu kinh nghiệm vài năm khởi nghiệp thất bại, ra bên ngoài lay động những người ngoài nghề. Còn trong ngành có thành thạo hay không thì người trong cuộc đều biết rõ. Những người giỏi thật sự đều đề cao làm việc hơn là làm người.

Vì vậy, các công ty không cần phải bỏ công tìm kiếm cái gọi là "nhân tài". Hệ thống tổ chức tốt chính là một hệ thống biết khai thác những nhân tài. Phó chủ tịch cũ của Huawei, Lý Nhất Nam, đã từng rời đi hai lần. Không có anh ta Huawei vẫn vận hành bình thường, còn anh ta loay hoay thế nào lại khiến bản thân bị nhốt trong lao tù.

Trong một hệ thống tổ chức tốt thì những nhân tài mới có thể phát huy hiệu quả làm việc. Steve Jobs nói rằng một lập trình viên ưu tú bằng 50 lập trình viên bình thường, điều đó thuộc về một ngành nghề đặc biệt. Còn trong hầu hết các ngành nghề, những người dù có năng lực giỏi hơn nữa, lợi nhuận tạo ra cũng không thể cao hơn ba người bình thường.

Do đó, các công ty cần "kích hoạt" giá trị lao động thông qua hệ thống tổ chức. Hệ thống tổ chức và chế độ kiểm tra đánh giá bổ sung cho nhau, giúp tầng lớp quản lý đến nhân viên bình thường đều có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Vì để duy trì khả năng thực thi mạnh mẽ, công ty nên chọn ra người kiểm tra để đảm bảo số lượng và chất lượng công việc của nhân viên.

Ba bài học xương máu khi khởi nghiệp

"Khởi nghiệp thì dễ mà duy trì lại khó"

Sau khi khởi nghiệp, nhiều người thấy rằng: Không ai sinh ra đã biết kinh doanh, bẩm sinh đã có hiểu biết về quản lý. Đó đều là những trải nghiệm của bản thân trong quá trình lăn lộn để duy trì doanh nghiệp. Trong quá trình học quản lý, nhiều người cũng đã nhìn lại chính mình. Suy cho cùng thì khởi nghiệp chính là quá trình tự nhận thức lại bản thân. Con đường duy trì sự nghiệp mênh mông vô tận, vẫn cần phải trau dồi học hỏi thêm.

Nguồn: Thương trường

Tin nổi bật