Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hoa hậu Việt Nam có "lép vế" Hoa khôi áo dài?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nhiều khán giả so sánh hai cuộc thi nhan sắc lớn này và đặt nhiều kỳ vọng vào một chiến thắng của Việt Nam ở đấu trường quốc tế cho "Hoa khôi áo dài Việt Nam" hơn bởi chọn được 3 người đẹp xứng đáng đại diện nhan sắc Việt “chinh chiến” ở đấu trường quốc tế.

(ĐSPL) – “Hoa khôi áo dài 2014” đăng quang đầy thuyết phục, Việt Nam cũng thông qua đó chọn được 3 người đẹp đại diện nhan sắc Việt “chinh chiến” ở đấu trường quốc tế trong khi tân"Hoa hậu Việt Nam" vẫn đang từng bước khẳng định bản thân. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có phải Hoa hậu Việt Nam đang lép vế Hoa khôi áo dài?

Cuộc thi truyền thống và chương trình truyền hình thực tế

Hoa hậu Việt Nam là một cuộc thi có truyền thống lâu đời và là cuộc thi nhan sắc uy tín bậc nhất của nước ta. Tiền thân là “Hoa hậu Hội báo Tiền Phong” được tổ chức từ năm 1988 với những quy định đơn giản và sơ khai. Sau đó, cứ hai năm một lần, cuộc thi mang tên Hoa hậu Toàn quốc Báo Tiền Phong lại được tổ chức.

Kể từ năm 2002, cuộc thi chính thức được đổi tên thành Hoa hậu Việt Nam với sự đăng quang của các người đẹp Phạm Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Huyền, Mai Phương Thúy, Trần Thị Thùy Dung, Đặng Thị Ngọc Hân, Đặng Thu Thảo và đương kim Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên (2014).

Từ trước tới nay, Hoa hậu Việt Nam vẫn là cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia có quy mô tổ chức lớn nhất Việt Nam, huy động được đông đảo các thí sinh dự thi trên khắp 3 miền đất nước, là cuộc thi hoa hậu thu hút số lượng thí sinh vượt trội so với các cuộc thi sắc đẹp trong nước khác.

Cuộc thi trải qua nhiều vòng loại căng thẳng, từ vòng sơ loại ban đầu cho Vòng sơ khảo được tổ chức theo nhiều cụm khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi nhan sắc truyền thống bậc nhất của Việt Nam.

Tiếp đó, Vòng chung khảo khu vực thường được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM, khi đó hội đồng giám khảo sẽ trực tiếp gặp gỡ để kiểm tra, đánh giá và tuyển chọn những ứng viên nổi bật nhất. Cuối cùng, sẽ có khoảng gần 40 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc được chọn ra để tham dự Vòng chung kết diễn ra trong khoảng nửa tháng.

Các thí sinh toàn quốc được tuyển chọn vào Vòng chung kết sẽ phải trải qua các Phần thi phụ được tổ chức trong nhiều ngày như Hoa hậu Ảnh, Hoa hậu Biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Tài năng, tham gia các hoạt động từ thiện... để Ban giám khảo đánh giá, chấm và tổng hợp điểm trước khi đến với đêm chung kết.

Trong đêm chung kết, các thí sinh sẽ được một lần nữa tham gia các phần trình diễn trang phục áo dài, trang phục áo tắm và trang phục dạ hội. Sau đó top 10 thí sinh xuất sắc nhất được chọn ra và tiếp tục chọn top 5 để tham dự phần thi ứng xử. Cuối cùng, ban giám khảo tổng hợp điểm tất cả các phần thi phụ trước đêm chung kết và điểm các phần thi trong đêm chung kết của từng thí sinh để phân chia thứ hạng.

Trong khi đó, "Hoa khôi Áo dài Việt Nam - Đường tới vương miện Hoa hậu Thế giới" là chương trình truyền hình thực tế về sắc đẹp đầu tiên nhằm tìm kiếm những người đẹp đại diện Việt Nam tham gia các cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới và chỉ mới được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép trong năm nay.

Cuộc thi Hoa khôi áo dài Việt Nam bao gồm 11 đêm thi được truyền hình trực tiếp và nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế “Hoa khôi áo dài Việt Nam-Đường tới vương miện Hoa hậu Thế giới” bao gồm 75 tập x 60 phút/tập, được phát sóng hàng ngày trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam.

Với “Hoa khôi áo dài”, 18 thí sinh (trong đó có 1 thí sinh là người của BTC) phải sống, học tập và rèn luyện theo chuẩn mực trong suốt hơn 2 tháng – thời gian dài nhất trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp đã diễn ra tại Việt Nam. Trải qua 75 ngày sống gần như tách biệt với cuộc sống bên ngoài và thử sức ở các thử thách đặc biệt về thể hình lẫn tâm hồn, trí tuệ, từ 18 thí sinh, ban tổ chức mới lựa chọn được 12 nhan sắc nổi bật nhất tham gia tranh tài trong đêm chung kết.

“Hoa hậu” và “Hoa khôi”

Bởi sự quy mô và uy tín của mình, “Hoa hậu Việt Nam” thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận ngay từ những vòng ngoài. Hình ảnh, hoạt động của các thí sinh, phần thi ứng xử, tài năng thông tin cá nhân của các người đẹp khi nào cũng được nhiều người tìm đọc, theo dõi.

Kéo theo đó là cả những vụ lùm xùm như gửi thư nặc danh tố cáo thí sinh, “ông bầu” ngất xỉu vì thí sinh của mình không được vào vòng trong, thí sinh xin rút lui khỏi cuộc thi vì không chịu nổi áp lực sau tin đồn phẫu thuật thẩm mỹ…. Thậm chí ngay cả khi tìm ra được ngôi vị Hoa hậu cũng còn nhiều ý kiến, tranh cãi trái chiều về việc Nguyễn Cao Kỳ Duyên có xứng đáng với vương miện Hoa hậu hay không.

Hoa hậu Việt Nam hướng tới nhan sắc thuần Việt trong khi Hoa khôi áo dài mang vẻ đẹp hiện đại, cá tính.

“Hoa khôi áo dài” khởi đầu khiêm tốn hơn nhưng cũng dần lấy được sự quan tâm của công chúng tính mới lạ của một chương trình truyền hình thực tế về nhan sắc và sự đầu tư công phu của ban tổ chức.

Bà Thúy Nga – người đại diện đơn vị đang nắm bản quyền của hơn 30 cuộc thi Hoa hậu và người mẫu lớn nhất thế giới: "Một chương trình phát liên tục trong 75 ngày là một thử thách cho nhà sản xuất trong bất kể lĩnh vực nào. Và để lôi cuốn người xem thì nhà sản xuất sẽ phải dùng những tình tiết kịch tính để lôi cuốn người xem, thậm chí gây scandal".

Tuy vậy,  Lan Khuê lại đăng quang Hoa khôi áo dài Việt Nam 2014 vô cùng thuyết phục và tự tin chuẩn bị cho cuộc thi “Hoa hậu thế giới”, cô khẳng định mình không có một vẻ đẹp đại chúng để gây thiện cảm ngay lần gặp đầu tiên nhưng cũng nhấn mạnh đây chính là tiêu chí khiến cô phù hợp với cuộc thi “Hoa hậu thế giới”.

“Nhiều người vẫn còn chưa quen với suy nghĩ một cô siêu mẫu đến với cuộc thi hoa hậu, tuy nhiên, Khuê sẽ làm thay đổi về cái nhìn, đánh giá, quan điểm về cái đẹp của mọi người. Nhan sắc là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Để nhan sắc đó tỏa sáng cần sự tự tin, bản lĩnh, tri thức. Khuê tin là mình có được những yếu tố này để đến với cuộc thi Hoa hậu Thế giới” – Lan Khuê cho biết.

Video tham khảo:

Hoa hậu Kỳ Duyên múa nón lá khoe eo 'bánh mỳ' gợi cảm

Về chất lượng, Hoa hậu Việt Nam được coi là cuộc thi hoa hậu uy tín nhất tại Việt Nam. Cuộc thi được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và công phu trong hàng tháng trời với nhiều vòng tuyển loại và hướng tới nét đẹp thuần Việt.

Thế nhưng “Hoa khôi áo dài” cũng không hề lép vế khi với tên gọi kép “Đường đến vương miện hoa hậu thế giới”, ban tổ chức gần như quyết tâm đào tạo các thí sinh thành những người đẹp đúng chuẩn quốc tế và đề cao vẻ đẹp góc cạnh, sắc lạnh và dễ dàng tìm thấy ở những người mẫu.

“Hoa hậu Thế giới” với những tiêu chí về vẻ đẹp trí tuệ, trong sáng, thể hình tốt, thông minh, bản lĩnh, độc lập, có thiên hướng hoạt động xã hội, chính trị, kinh doanh, ở độ tuổi không quá trẻ đã có kinh nghiệm trong cuộc sống và các hoạt động xã hội.

“Hoa hậu Quốc tế” mang vẻ đẹp trí tuệ, có tri thức, hiểu biết xã hội, không đặt nặng kỹ năng biểu diễn trên sân khấu.

“Hoa hậu Siêu quốc gia” thì lại hướng tới các thí sinh có thể hình, chiều cao tốt, kỹ năng catwalk, biểu diễn tốt.

Quá trình khổ luyện của các thí sinh dưới sự theo dõi, chỉ bảo gắt gao của nhiều chuyên gia tới từ trong nước lẫn quốc tế của “Hoa khôi áo dài” đã đảm bảo những tiêu chí này được hội tụ ở cả 3 người đẹp được lựa chọn trong đêm chung kết cuối cùng.

Lan Khuê sẽ đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi "Hoa hậu thế giới".

“Hoa hậu Việt Nam” trước nay vẫn hướng tới tiêu chí chọn “búp” chứ không chọn “hoa”, trong khi “Hoa khôi áo dài” thì ngược lại. Có nghĩa là những thí sinh được vào vòng trong của cuộc thi Hoa hậu chưa cần phải có quá nhiều kỹ năng bài bản, mà phải có tiềm năng tỏa sáng, hội tụ những yếu tố tài sắc, chân thiện mỹ để tỏa sáng trong khi “Hoa khôi áo dài” ngay từ đầu đã phải chứng minh được bản lĩnh và sự tỏa sáng của mình.

Vì vậy, những màn ứng xử của thí sinh “Hoa hậu Việt Nam” có phần nhạt nhòa và kém hấp dẫn là điều dễ hiểu. Trong khi đó, Top 6 "Hoa khôi áo dài Việt Nam" có những phần trả lời thông minh, khéo léo, nhất là phần ứng xử bằng tiếng Anh lưu loát, đầy tự tin của Á khôi Thúy Vân.

Chính vì vậy, nhiều khán giả so sánh hai cuộc thi nhan sắc lớn này và đặt nhiều kỳ vọng vào một chiến thắng của Việt Nam ở đấu trường quốc tế cho "Hoa khôi áo dài Việt Nam" hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng thì phải chờ thời gian bởi có câu "đường dài mới hay sức ngựa". Trong khi một số đại diện của "Hoa hậu Việt Nam" tham gia các đấu trường nhan sắc quốc tế lớn nhất đã vào được top 15 thì "Hoa khôi áo dài Việt Nam" mới chỉ tìm ra được đại diện để chuẩn bị "đem chuông đi đánh xứ người".

Phía ban tổ chức trả lời báo chí trước thềm chung kết "Hoa khôi áo dài Việt Nam", Bà Ngô Bích Hạnh, đại diện BHD cho biết: "Nếu như khẳng định chắc chắn là mình sẽ được thứ hạng cao thì cũng như bóng đá Việt Nam bao nhiêu năm nay vậy, chúng ta đã hy vọng, mơ ước lắm nhưng cũng chưa tới đâu. Tuy vậy, nếu chúng ta không đạt được mục tiêu mà bỏ luôn việc tiến hành từ những cái đầu tiên thì mục tiêu nó sẽ lại càng xa vời”.

Bà Thúy Nga, đại diện Elite cũng cho rằng: “Nếu như đơn vị nào hoặc quốc gia nào đưa đại diện của mình đi thi mà lúc nào cũng muốn thí sinh ấy lọt vào top 10 hay top 5 thì tôi cho rằng là hơi chủ quan. Bởi vì ngoài việc tự đánh giá thí sinh mình thì chúng ta cũng chưa biết mặt bằng thí sinh các nước tham gia sẽ như thế nào. Bây giờ chẳng còn nước nào đưa thí sinh đi thi chỉ để cho vui cả. Hiện nay, nếu nhìn ở góc độ thị trường nhan sắc thế giới thì sẽ thấy Việt Nam vẫn còn rất non nớt”.

Tin nổi bật