Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hiện trường vụ vỡ hồ chứa chất thải tại Lào Cai, hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng

(DS&PL) -

Hồ chất thải của Nhà máy DAP số 2 tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) bị vỡ khiến hàng nghìn mét khối nước thải, chất thải tràn vào nhà dân.

Hồ chất thải của Nhà máy DAP số 2 tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) bị vỡ khiến hàng nghìn mét khối nước thải, chất thải tràn vào nhà dân.

Một phần thân đập của bể chứa bãi thải của Nhà máy sản xuất phân bón Diamon Phốt-Phát số 2 đã bị bỡ khiến nước tràn ra ngoài. Ảnh: 24h.com.vn

12h ngày 7/9, đập bờ bao hồ chứa chất thải rắn của Nhà máy DAP số 2 Lào Cai (ở khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng) bị vỡ khiến khoảng 45.000 m3 nước và chất thải tràn ra môi trường.

Tại hiện trường, hàng chục hộ dân bị nước và bùn thải tràn vào nhà cao 10-20 cm, làm hư hỏng đồ đạc. Tuyến đường liên thôn, liên xã và tỉnh lộ 151 có thời điểm bị ngập sâu 40 cm.

Nguyên nhân được xác định là do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày gần đây, nước trong hồ thải sản xuất phân bón dâng cao, trong khi hệ thống bờ bao quanh hồ thải không đảm bảo an toàn nên bị vỡ.

Chiều cùng ngày, ông Vương Trinh Quốc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tỉnh huy động lực lượng hỗ trợ các hộ dân dọn dẹp nhà cửa, đường phố để sớm trở về sinh hoạt trong buổi tối nay.

Tỉnh Lào Cai đã lập hai tổ công tác để kiểm tra, xác định nguyên nhân và thiệt hại do sự cố vỡ hồ thải, yêu cầu Công ty DAP số 2 có biện pháp khắc phục và hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng.

Tài sản của người dân bị cuốn trôi khi chất thải của nhà máy DAP số 2 tràn ra. Ảnh: Zing.vn

Cụ thể, tỉnh Lào Cai chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế, huyện Bảo Thắng và doanh nghiệp đã huy động lực lượng, máy móc nhanh chóng lấp chỗ bị vỡ, không để bùn và nước thải tiếp tục tràn ra môi trường; tổ chức đổ vôi bột tại nhiều điểm ở các khu vực bùn, nước tràn ra môi trường để trung hòa một phần các chất độc hại ra các sông suối trước khi chảy ra sông Hồng.

Cùng với đó, chỉ đạo các nhà máy xử lý nước sinh hoạt ở những vùng hạ du dọc sông Hồng thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên ngừng lấy nước xử lý cấp cho người dân; tổ chức lấy mẫu quan trắc để đánh giá mức độ ô nhiễm để có biện pháp xử lý; thông báo cho các tỉnh vùng hạ du sông Hồng lấy mẫu quan trắc để đánh giá mức độ ô nhiễm.

Được biết, trước đó, vào cuối tháng 7/2018, UBND tỉnh đã có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần DAP số 2 về hành vi “không vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường tại bãi thải đuôi quặng (bãi Gyps) của Nhà máy DAP số 2”, với số tiền 150 triệu đồng; đồng thời yêu cầu đơn vị này có biện pháp xử lý công trình chắn nước bãi thải này không để nước tràn ra môi trường.

Cận cảnh đoạn bờ vị vỡ. Ảnh: Báo Tin Tức

Công ty DAP số 2 thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) thành lập năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất. Ngoài ra DAP số 2 được phép hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho ngành phân bón và hóa chất; kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng.

Trên website công ty, DAP số 2 giới thiệu họ là nhà máy thứ hai tại Việt Nam sản xuất phân bón DAP - loại phân bón phức hợp chứa hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây trồng là đạm (Nitơ) và lân (P2O5). Quá trình sản xuất, doanh nghiệp này đã đầu tư dây chuyền công nghệ và các thiết bị  xuất xứ từ các nước thuộc nhóm tiên tiến trên thế giới (EU, G7).

Một số hình ảnh tại hiện trường:

Đập bờ bao hồ chứa chất thải rắn của nhà máy DAP số 2 bị vỡ. Ảnh: Zing.vn

Nhà ở, tài sản và nhiều diện tích hoa màu của một số hộ dân bị thiệt hai do sự cố. Ảnh: Báo Tài Nguyên Môi Trường

Công tác khắc phục sự cố đang được các lực lượng gấp rút triển khai. Ảnh: Báo Tài Nguyên Môi Trường

Chất thải tràn vào nhà dân. Ảnh: Vnexpress

Nước thải chảy nhanh xuống khu vực thị trấn Tằng Loỏng. Ảnh: 24h.com.vn

Nhiều hộ dân thị trấn Tằng Loỏng đã bị nước thải chày tràn vào nhà. Ảnh: 24h.com.vn

Hiện cơ quan chức năng đang xử lý và phân tích mẫu nước thải. Ảnh: 24h.com.vn

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật