Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hi hữu thiên thạch gần 5 tỷ năm tuổi hạ cánh xuống nhà dân ở Mỹ

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Thiên thạch rơi trúng một nhà dân ở Hopewell (bang New Jersey, Mỹ), khiến một phòng ngủ bị hư hại nhưng rất may không xảy ra thương vong.

Ngày 8/5, một tảng đá được xác nhận là thiên thạch, ước tính 4,6 tỷ năm tuổi đã rơi vào ngôi nhà của Suzy Kop ở thị trấn Hopewell (bang News Jersey, Mỹ). Vụ việc khiến một phòng ngủ bị hư hại nhưng may mắn không xảy ra thương vong do không có người ở nhà vào thời điểm đó.

LiveScience thông tin, sau khi xuyên thủng mái nhà, thiên thạch rơi xuống sàn rồi nảy lên trần nhà, trước khi bắn vào một góc phòng. Thiên thạch này có kích thước khoảng 4x6 inch (10x15cm). “Tôi đã chạm vào vật thể đó vì tôi nghĩ nó là một tảng đá bình thường. Nó rất ấm”, Suzy Kop chia sẻ với CBS News.

Các nhà chức trách hiện đang điều tra nguồn gốc của thiên thạch này. Derrick Pitts - nhà thiên văn học tại Viện Franklin ở Philadelphia nhận định, thiên thạch rơi vào nhà Suzy Kop có thể có tuổi đời từ 4-5 tỷ năm tuổi.

Có khả năng thiên thạch là một phần của trận mưa sao băng Eta Aquarid đang diễn ra. Được biết, mưa sao băng Eta Aquarid thường xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 19/4 - 29/5 hàng năm, đạt cực đại vào khoảng ngày 5-6/5.

Trong những ngày cao điểm, trận mưa sao băng có thể tạo ra hàng trăm sao băng mỗi giờ, đa số là các thiên thạch bốc cháy trong bầu khí quyền. Theo NASA, những thiên thạch này là các mảnh vụn đá do Sao chổi Halley để lại, có thể nhìn thấy từ Trái Đất sau mỗi 75-79 năm.

Thiên thạch rơi trúng nhà một người dân ở thị trấn Hopewell, bang New Jersey (Mỹ). Ảnh: Sở Cảnh sát thị trấn Hopewell

“Việc thiên thạch rơi trúng nhà và người dân có thể nhặt được thực sự không bình thường, xảy ra rất ít lần trong lịch sử”, Derrick Pitts nói.

Các thiên thạch đi vào bầu khí quyển Trái Đất mọi lúc nhưng hầu hết đều bốc cháy trước khi chạm đất. Trong những trường hợp hiếm hoi, chúng gây thiệt hại cho các tòa nhà. Hồi năm 2015, một thiên thạch nặng 1,6 pound (khoảng 725g) đã đâm vào một ngôi nhà ở San Carlos (Uruguay), phá hỏng một chiếc giường và TV.

Đến năm 2021, một người phụ nữ ở British Columbia (Canada) tỉnh giấc vì một tiếng động lớn, sau đó phát hiện tảng đá to bằng nắm tay trên gối. Hóa ra đó là một mảnh thiên thạch phát nổ giữa không trung, gây ra một quả cầu lửa.

Tháng 11/2022, một vụ va chạm thiên thạch được cho có thể là nguyên nhân khiến ngôi nhà ở California (Mỹ) bốc cháy.

Các thiên thạch nhỏ cũng được báo cáo đã đâm xuyên các tòa nhà ở Sumatra (Indonesia) vào năm 2020, ở Connecticut (Mỹ) vào năm 1982 và tại Auckland (New Zealand) vào năm 2004. Rất may, không có người bị thương trong các sự cố này.

Cho đến nay, trường hợp người bị thiên thạch đâm trúng duy nhất được ghi nhận tại Alabama (Mỹ) vào năm 1954, khi một tảng đá vũ trụ nặng 8,5 pound (gần 3,9kg) đâm vào nhà một người phụ nữ, và vào đài phát thanh và đập vào chân cô, để lại một vết bầm tím lớn.

Sự kiện thiên thạch gây ra nhiều thương tích nhất xảy ra vào tháng 2/2013, khi thiên thạch có đường kính ước tính 59 feet (khoảng 17,9m) lao vào bầu khí quyển của Trái Đất và phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk (Nga). NASA thông tin, quả cầu lửa đã thổi bay các cửa sổ, làm hư hại các tòa nhà và khiến hơn 1.600 người bị thương do kính và mảnh vụn bay ra.

Đinh Kim (Theo LiveScience)

Tin nổi bật