Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hết “cá voi xanh”, cảnh báo giới trẻ trò chơi kinh hoàng “momo tự sát”

(DS&PL) -

Sau thử thách “cá voi xanh”, hiện trò chơi “momo” càng khiến nhiều người sợ hãi hơn, cần cảnh giác với trò chơi này vì nó gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống.

Sau thử thách “cá voi xanh”, hiện trò chơi “momo” càng khiến nhiều người sợ hãi hơn. Theo cảnh báo của chuyên gia an ninh mạng, giới trẻ Việt cần cảnh giác với trò chơi này vì nó gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống.

Từ "cá voi xanh" đến "momo tự sát"

Mấy ngày gần đây, giới trẻ Việt đang truyền tai nhau về trò chơi "momo", phiên bản mới của trò chơi tự sát "cá voi xanh", khi mạng xã hội WhatsApp nổi lên trào lưu tự sát "momo" với kịch bản giống thử thách “cá voi xanh” trước đó. Nhiều bạn trẻ Việt cho biết, họ cũng đã đọc và tìm hiểu về trò chơi này nhưng chưa từng tham gia, thậm chí ngay sau đó họ phải quên ngay vì sợ ám ảnh.

Thực tế, ở một số nước, thử thách "cá voi xanh" giờ đã biến thể thành một trò chơi khác với mức độ nguy hiểm hơn gấp nhiều lần mang tên "momo". Đầu tiên, người sử dụng sẽ liên lạc với "momo" bằng cách gửi tin nhắn tới một số điện thoại lạ, sau đó họ nhận được những hình ảnh kinh dị và tin nhắn có nội dung bạo lực. Biểu tượng của trò chơi bệnh hoạn này là hình ảnh người phụ nữ với gương mặt đáng sợ, bắt chước một tác phẩm nghệ thuật của hoạ sĩ Nhật Bản Midori Hayashi. Điều này khiến các bậc phụ huynh và nhà chức trách hết sức lo ngại.

Trò "momo" đang xuất hiện trên mạng xã hội. Ảnh: Báo Công An TP.HCM 

Cơ quan điều tra của một số nước đang đặt ra nghi vấn, trào lưu “momo” này có liên quan đến vụ tự sát của một cô bé 12 tuổi tại Argentina và là hệ quả của trò "cá voi xanh" gây ra hàng chục vụ tự sát tại Nga năm 2017. Bé gái 12 tuổi này đã ghi lại tất cả những hành động của mình trước khi tự sát.Cơ quan điều tra cho rằng có ai đó đã khuyến khích em làm những việc này. Nghi phạm ban đầu được xác định là một cô gái 18 tuổi, quen nạn nhân qua mạng. Cảnh sát đang cố xác nhận danh tính của người này qua những đoạn băng và tin nhắn nghi phạm trao đổi với nạn nhân qua ứng dụng WhatsApp. Chưa biết rõ có âm mưu nào phía sau trò chơi này không, nhưng nhà chức trách quan ngại rằng những kẻ đứng đằng sau gửi tin nhắn cho người chơi có thể đánh cắp thông tin cá nhân hoặc khuyến khích các hành vi bạo lực và tự sát.

Được biết, trò đùa bệnh hoạn này rất phổ biến tại khu vực Mỹ Latinh, đồng thời nó cũng đã bị cảnh báo tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Argentina, Mexico, Mỹ, Pháp và Đức. Nạn nhân chủ yếu là các em nhỏ ở lứa tuổi vị thành niên. Do vậy, người sử dụng WhatsApp đang được khuyến cáo không liên lạc với các số điện thoại lạ hoặc tham gia vào các nhóm chat cộng đồng và gửi đi

Nhìn hình ảnh trên mạng đã thấy “kinh”

Nói về trò chơi nguy hiểm này, anh Tùng Phạm (Nam Định) cho biết: “Tôi chưa nghe nói ai tham gia trò chơi “tự sát” này. Nhưng, khi tìm hiểu trên mạng tôi thấy đây là trò chơi khá nguy hiểm. Nguy hiểm là vậy mà sao nhiều bạn trẻ trên thế giới vẫn tham gia. Tôi nhìn thấy hình ảnh trên mạng đã sợ hãi, huống hồ là chơi hay tham gia theo hướng dẫn”. Còn Xuân Anh (Phú Thọ) chia sẻ: “Trước đây khi xuất hiện trào lưu “cá voi xanh” tôi cũng tìm hiểu và thấy vô cùng hoang mang. Giờ nếu xuất hiện thêm trò chơi này nữa thì thật sự rất đáng sợ. Mong các bạn trẻ đừng ai dại dột tham gia vào trò chơi đầy mạo hiểm này”.

Trước những lo lắng về trò chơi sẽ du nhập vào giới trẻ Việt, trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm Đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng quốc tế Athena cho biết: “Tôi đã nghe thấy trò chơi “momo”, nó có một mô típ gần giống như thử thách “cá voi xanh”. Nhưng trên thực tế là họ khuyến khích mọi người chơi thật nhiều để lấy số lượng thành viên, sau đó sẽ tăng cường bán quảng cáo, giám sát lấy thông tin, thu thập dữ liệu người dùng. Riêng trò chơi xúi giục tự sát “momo” trên mạng, các bạn trẻ Việt hầu như không thích chơi trò này bởi ai cũng hiểu khi đăng ký tham gia thì nhiều mã độc sẽ đính kèm bên dưới đó và cuối cùng nguy cơ mất tài khoản, thông tin cá nhân. Thậm chí, người dùng sẽ không biết họ cài mã độc đó lúc nào, như thế nào”, ông Thắng cảnh báo. Cũng theo ông Võ Đỗ Thắng, những trò chơi nguy hiểm tiềm ẩn nhiều tác hại.

Nó làm người tham gia trò chơi mê muội một cách mù quáng, thiếu kiểm soát về tinh thần, từ đó sa sút học hành. Hơn nữa, đây là những trò chơi chúng ta hoàn toàn chưa giám sát được. Trước mắt, chưa có chuyện gì xảy ra nhưng trong tương lai, có khả năng những kẻ giả mạo sẽ tạo ra chương trình và gắn những mã độc vào trong đó, rất nguy hiểm trong công tác bảo mật dữ liệu.

HẰNG MAI
Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật chủ nhật số 96

Tin nổi bật