Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hành động "phủi" ống tay áo khi hành lễ trong phim cổ trang Trung Quốc có ý nghĩa gì?

(DS&PL) -

Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc bạn thường thấy thị vệ, thái giám có hành đồng phủi phủi 2 ống tay với nhau trước khi quỳ gối.

Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc bạn thường thấy thị vệ, thái giám có hành đồng phủi 2 ống tay với nhau trước khi quỳ gối. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau hành động tưởng như dư thừa này lại chứa đựng những ý nghĩa hết sức đặc biệt.

Cảnh hành lễ trước hoàng thượng trong phim "Diên hi Công lược"

Tổ tiên nhà Thanh là một bộ lạc du mục sống ở phương Bắc lạnh giá, suốt ngày cưỡi trên lưng ngựa để săn bắn. Cho nên trang phục của họ được thiết kế dày, dài, che kín các bộ phận của cơ thể, giúp vượt qua mùa đông buốt giá.

Một trong những điểm đặc biệt của trang phục là cổ tay áo hình móng ngựa. Nó ôm sát và che kín cổ tay, không để cơ thể nhiễm lạnh. Mặt khác, loại tay áo này không cản trở hành động rút mũi tên hay giương cung ra bắn.

Cổ tay áo bình thường rất gọn gàng, nhưng khi mở ra lại bảo vệ được phần mu bàn tay

Về sau, khi người Mãn Châu cai trị Thanh triều, họ vẫn giữ nguyên đặc điểm về cổ tay áo trên trang phục của các đại thần lẫn thái giám. Để nhắc con cháu nhà Thanh ghi nhớ về tổ tiên của mình.

Song khi vào mùa hè, thời tiết nóng nực nên các đại thần, thái giám cũng ở trong cung suốt chứ không đi săn bắn. Và đề để thuận tiện, họ thường xắn cổ tay áo lên. Chỉ khi hành lễ với hoàng thượng thì họ phải phủi tay áo xuống để bày tỏ sự tôn kính.

Ngoài ra, hành động phủi tay áo còn để chứng minh với hoàng thượng là mình không hề giấu vũ khí ở trong người.

Phủi ống tay áo còn thể hiện không có gì mập mờ, cần phải che giấu.

Người Trung Quốc có thành ngữ "lưỡng tụ thanh phong". Nghĩa là giữa 2 ống tay áo ("lưỡng tụ") chẳng có gì ngoài 1 ngọn gió nhẹ ("thanh phong") thổi xuyên qua. Mọi thứ đều rõ ràng, hanh thông, chẳng có gì mập mờ, cần phải giấu diếm. Hàm ý của câu nói này để chỉ tấm lòng liêm khiết, thanh bạch mà kẻ bề tôi muốn chứng minh cho hoàng thượng thấy rõ.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật