Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Đêm hổ thẹn" của Càn Long với Nhĩ Tình trong Diên Hi công lược liệu có thật trong lịch sử?

(DS&PL) -

Sau khi xem xong Diên Hi công lược, nhiều khán giả thắc mắc chi tiết nhân vật Nhĩ Tình lợi dụng lúc Càn Long say rượu để lên giường cùng vua có thật sự diễn ra?

Sau khi xem xong Diên Hi công lược, nhiều khán giả thắc mắc chi tiết nhân vật Nhĩ Tình lợi dụng lúc Càn Long say rượu để lên giường cùng vua có thật sự diễn ra trong lịch sử?

Nhĩ Tình trong Diên Hi công lược ban đầu là tâm phúc của Phú Sát Hoàng hậu.

Nhĩ Tình là một nhân vật phản diện trong bộ phim Diên Hi công lược. Sau khi đạt được mục tiêu là gả vào nhà Phù Sát, Nhĩ Tình – tâm phúc của Hoàng hậu liền hiện nguyên hình cáo già gan ác đội lốt nai vàng ngơ ngác.

Nàng khiến khán giả tức giận vì chia cắt tình cảm của Phó Hằng và Ngụy Anh Lạc, đồng thời nữ nhân này còn tranh thủ cơ hội Hoàng thượng say rượu để trèo lên long sàng của vua. Chưa hết, Nhĩ Tình còn bức tử Hoàng hậu bằng cách đem tư tình của mình với Càn Long nói với Phù Sát Hoàng Hậu.

Chính điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Nhĩ Tình có phải là nhân vật có thật trong lịch sử và nàng ta có thật là độc ác và xảo quyệt như hình tượng các nhà làm phim khắc họa?

Trong phim Diên Hi công lược, Nhĩ Tình thuộc dòng họ Hỉ Tháp Lạp thị, một thị tộc mãn châu nhỏ, không có quá nhiều quyền lực. Nhĩ Tình vào cung, làm đại cung nữ của Phú Sát Hoàng hậu rồi sau được vua Càn Long ban hôn với Phó Hằng, em ruột của Phú Sát Hoàng hậu.

Tuy nhiên trong thực tế, Phó Hằng là trọng thần được Càng Long vô cùng tin tưởng nên việc ông cưới một cung nữ như chi tiết được xây dựng trên phim ảnh vốn là điều không thể xảy ra trong thực tế.

Theo sử sách ghi lại, chính thê của Phó Hằng là đệ nhất mỹ nhân Mãn Châu Qua Nhĩ Giai thị thuộc tộc Na Lạp thị, chứ không phải mang họ Hỉ Tháp Lạp thị.

Qua Nhĩ Giai thị và phu quân Phó Hằng trong lịch sử rất yêu thương nhau, thậm chí, Phó Hằng còn không nạp thêm thị thiếp vào phủ, cả đời chỉ có độc nhất một người vợ.

Sử liệu ghi lại, phu nhân của Phó Hằng - Qua Nhĩ Giai thị thường xuyên vào cung bầu bạn với Phú Sát Hoàng hậu. Một lần, vua Càn Long dẫn theo Thái hậu, Hoàng hậu cùng các phi tần, tông thất mệnh phụ (trong đó có Qua Nhĩ Giai thị) tới Viên Minh Viên thưởng ngoạn cảnh xuân. Trong đám giai nhân chen chúc như vườn hoa đua nở, Càn Long ngồi trên long kỷ đột nhiên nhìn thấy Qua Nhĩ Giai thị.

Đôi lông mày như vẽ, đôi mắt thăm thẳm như nước mùa thu, khuôn mặt hồng rạng rỡ như bông đào khoa sắc, thân hình mảnh mai tha thướt như cành liễu. Nàng là ai mà giai nhân trong tam cung lục viện của mình không ai xinh đẹp bằng nàng?

Khi đến lượt nàng đến vấn an thì hoàng thượng mới biết nàng chính là vợ của em trai hoàng hậu, đại thần Nội vụ phủ Phó Hằng. Trên đường theo thái hậu xuất cung ngắm hoa nhưng tâm trạng của Càn Long bay bổng chỉ để ý đến bóng hồng sau lưng hoàng hậu. Dường như Phó phu nhân cũng cảm nhận được tình cảm của hoàng thượng nên cũng ý tứ dùng ánh mắt đáp lại.

Sau đó, nhân dịp sinh nhật Hoàng hậu, Càn Long hạ lệnh mở đại yến trong cung và muốn Hoàng hậu nhân cơ hội này cho triệu Qua Nhĩ Giai Thị vào cung ở vài ngày để tình cảm chị em thêm thắm thiết. Vào đêm sinh nhật Hoàng hậu, Càn Long cao hứng yêu cầu mọi người ngâm thơ, nếu ai không biết ngâm sẽ phạt uống rượu.

Do không biết uống rượu nên Phó phu nhân mới uống được vài chén đã đỏ mặt, đầu óc choáng váng, ngồi không vững. Biết nàng đã say, Càn Long bèn kêu cung nữ tới dìu Phó phu nhân đến cung khác nghỉ ngơi. Tiếp đó, Càn Long mượn cớ rời khỏi tiệc rượu một lát rồi quay lại.

Tuy nhiên, mãi lâu không thấy Hoàng thượng quay lại, Hoàng hậu đã sai người đi tìm nhưng không được. Khi cuộc vui đã tàn, bóng dáng Hoàng thượng cũng không thấy đâu. Nhớ tới vợ của em trai mình cũng rời tiệc trước đó, Hoàng hậu bèn sai người đi xem Phó phu nhân như thế nào.

Rất lâu sau, thái giám quay lại bẩm báo rằng cửa cung của Phó phu nhân đang ở đã đóng chặt, không thể vào trong. Lúc này, Hoàng hậu mới giật mình hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cũng từ đó, tình cảm Hoàng hậu dành cho Càn Long không còn nguyên vẹn như xưa.

Nàng không hề trách móc nhưng thỉnh thoảng lại nhìn Càn Long bằng ánh mắt vô cùng ai oán khiến Càn Long cảm thấy khó xử. Cũng chính hổ thẹn nên ông đã không thường xuyên đến cung Càn Ninh như trước. Vì thế hoàng hậu càng nghi ngờ sự lạnh nhạt mà hoàng thượng dành cho mình.

Nỗi đau của hoàng hậu chưa nguôi thì thái tử Vĩnh Liễn bất hạnh chết yểu. Vài năm sau, hoàng hậu lại hạ sinh một hoàng tử đặt tên là Vĩnh Tông. Đúng lúc tình cảm giữa hai người đang rạn nứt thì Vĩnh Tông lại mắc đậu mùa mà chết. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, hoàng hậu đã không chịu nổi cú sốc này nên ngày đêm vật vã đến suy kiệt.

Vua Càn Long cũng vô cùng thương xót và cố gắng luôn an ủi hoàng hậu. Ông đã quyết định đưa nàng đi chơi Giang Nam cho khuây khỏa nhưng không ngờ trong chuyến đi ấy hoàng thượng đã mất hoàng hậu mãi mãi.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật