Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hàng trăm triệu USD của nhiều công ty "không cánh mà bay" vì một lỗi ngớ ngẩn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chỉ vì một lỗi đánh máy sai xảy ra trong chưa đầy một giây, mà gây thiệt hại lên đến hàng triệu USD cho nhiều công ty.

(ĐSPL) - Chỉ vì một lỗi đánh máy sai xảy ra trong chưa đầy một giây, mà gây thiệt hại lên đến hàng triệu USD cho nhiều công ty.

Việc thiệt hại hàng triệu USD chỉ vì một lỗi nhỏ không phải là chuyện hy hữu, thực chất trên thế giới đã từng xuất hiện nhiều công ty trong các lĩnh vực khác nhau từng chịu thiệt hại nghiêm trọng từ lỗi cơ bản đó là: lỗi đánh máy.

Một trường hợp gần đây nhất xảy ra vào năm 2015. Theo The Guardian, năm ngoái Tòa án Mỹ thông báo Companies House có trách nhiệm pháp lý trong việc phá sản của Công ty TNHH Taylor & Son. Tuy nhiên, website của Chính phủ đã vô tình gây ra một nhầm lẫn tài hại khi đánh máy tên công ty thành Taylor & Sons.

Chì vì một chữ “s” đã nhanh chóng khiến “nạn nhân bất đắc dĩ” Taylor & Sons mất hàng loạt hợp đồng, trong đó có hợp đồng trị giá lên tới 400.000 USD với Tata Steel. Bên cạnh đó Companies House cũng cùng gánh chịu hậu quả khi bỏ ra 8,8 triệu bảng, tương đương 12,9 triệu USD.

Công ty TNHH Taylor & Sons đã chịu mất hàng loạt hợp đồng vì lỗi đánh máy sai của Tòa án. Ảnh: The Guardian 

Đến năm 2013, hãng trang sức Macy tiếp tục dính lỗi đánh máy sai trong kinh doanh. Lần này Macy đã phải ngậm ngùi bỏ đi hàng trăm đơn đặt hàng vòng cổ với giá mỗi chiếc chỉ 47 USD, trong khi giá trị thực tế của một chiếc vòng cổ là 1.500 USD và sau khi giảm giá là 497 USD. Lỗi sai ngớ ngẩn này khiến công ty mất số tiền lớn hơn gấp cả chục lần.

Năm 2007, chai rượu Arctic Ale của Allsopp, vốn được ủ lên men riêng cho Ngài Edward Belcher trong chuyến đi thám hiểm Bắc Cực nổi tiếng năm 1852 của mình bởi công ty AB InBev (sau này), đã được bán đấu giá trên eBay. Sản phẩm quý hiếm này, sau khi được “hồi hương” trở lại và đặt trên bàn của Tổng thống Mỹ trong Nhà Trắng, đã thu hút đến 157 lần trả giá và mức giá cuối cùng được đưa ra lên đến 503.300 USD.

Thế nhưng điều đáng nói ở đây là người bán thực ra đã thu về một món hời vô cùng khổng lồ, vì trước đó anh mua lại chai rượu này chỉ với giá 304 USD vì chủ nhân trước đã điền thiếu một chữ “p” trong tên, chỉ còn lại “Allsop”. Một chữ cái đánh đổi nửa triệu USD, không thể tưởng tượng nổi!

Người bán thực đã thu về một món hời vô cùng khổng lồ, vì trước đó anh mua lại chai rượu này chỉ với giá 304 USD vì chủ nhân trước đã điền thiếu một chữ “p” trong tên, chỉ còn lại “Allsop”. Một chữ cái đánh đổi nửa triệu USD, không thể tưởng tượng nổi!

Hay liên quan đến việc đề nhầm giá máy bay, đây không phải là trường hợp duy nhất tuy nhiên đây là là trường hợp đặc biệt và đáng nhớ hơn cả. Vào năm 2006, hãng hàng không Alitalia đã có 2.000 hành khách đặt vé từ Toronto đến Cyprus chỉ với mức giá 39 USD.

Thực tế, mức giá cho chặng Toronto – Cyprus là 3.900 USD. Sự nhầm lẫn này đã khiến Alitalia chịu khoản lỗ hơn 7 triệu USD.

Lại một tình huống hi hữu nữa xảy ra khi quân đội Mỹ mất đến 70 triệu USD trong hợp đồng với hãng Lockheed Martin vì công thức tính chi phí cho những chiếc máy bay đắt đỏ lại có một… dấu phẩy thập phân không đúng chỗ đúng lúc gì cả.

Hay như trường hợp công ty Mizuho Securities, một nhánh thuộc Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Nhật Bản đã lỗ 340 triệu USD trong năm 2005 vì một lỗi lầm “đảo ngược” hết sức ngớ ngẩn: Quyết định bán ra 610.000 cổ phiếu của một công ty con với giá chỉ 1 yen/cổ phiếu, trong khi thực tế phải là mỗi cổ phiếu có giá 610.000 yen. Sở Chứng khoán Tokyo đã từ chối can thiệp và sửa đổi vụ việc này.

Một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho câu nói “chuyện bé xé ra to” có lẽ phải dành cho anh chàng Juan Pablo Davilar, làm việc cho một công ty trực thuộc bang có tên gọi Codelco, đã “ném tiền qua cửa sổ” mất 30 triệu USD khi nhập dữ liệu giao dịch nhầm giữa bên mua và bên bán. Hoảng loạn và lo sợ, Davilar càng đâm đầu vào ngõ cụt khi số tiền thiệt hại đã lên đến 175 triệu USD cho tới cuối ngày, và cứ tiếp tục như thế trong vòng 6 tháng tiếp theo, để rồi con số cuối cùng là 206 triệu USD thua lỗ cho công ty.

Hậu quả là anh bị đuổi việc, chịu mức án 3 năm tù giam và thậm chí còn được lấy tên đặt cho một động từ mới - “davilar” - với ý nghĩa diễn tả bạn đã làm hỏng một việc vô cùng hệ trọng.
11. Một công ty giao dịch ô-tô tại Roswell, New Mexico đã tổ chức một sự kiện, chiến dịch cổ vũ, kích cầu người tiêu dùng và quảng bá cho sản phẩm của mình bằng cách giấu giải thưởng 1000 USD phía sau 50.000 tấm thẻ cào được phát ra ngẫu nhiên.

Tuy vậy, không hiểu tại sao bất kỳ một tấm thẻ nào cũng đều chứa mã nhận giải đằng sau, khiến cho hãng sản xuất ô-tô thiệt hại đến 50 triệu USD. Nỗ lực “cứu vớt” của công ty bằng cách giải thích và đền bù cho sự nhầm lẫn bằng một voucher 5 USD tại Walmart không nhận được sự đồng ý nào cả. Thật đáng sợ và đen đủi cho họ.

Hãng thời trang Macy cũng đã từng phải ngậm ngùi bỏ đi hàng trăm đơn đặt hàng vòng cổ với giá mỗi chiếc chỉ 47 USD, trong khi giá trị thực tế của một chiếc vòng cổ là 1.500 USD và sau khi giảm giá là 497 USD.

Năm 1988, một trang quảng cáo trên tạp chí Yellow Pages trở thành hiện tượng nổi bậtkhi một hãng du lịch từ California đã tình cờ phát hiện ra thông tin của mình đã bị ghi nhầm trên poster giới thiệu đích đến có đặc điểm “erotic” (khiêu dâm) thay vì “exotic” (độc đáo và hấp dẫn).

Sau khi kinh doanh tụt dốc thảm hại đến 80\%, công ty trên đã khởi kiện. Về phần Yellow Pages, với đề nghị bồi thường 230 USD/tháng không được chấp nhận, cuối cùng đã phải chịu bỏ ra 18 triệu USD đền bù thiệt hại do mình gây ra.

Trường hợp đánh máy sai mang tính lịch sử nữa là vào năm 1872. Theo đó khi ban hành Bộ luật quy định Thuế xuất nhập khẩu của Mỹ, thay vì miễn thuế cho mặt hàng “fruit-plants” (cây ăn quả) thì lỗi đánh máy tai hại biến nó thành “fruit, plants” (cây và quả). Trong vụ việc này Chính phủ Mỹ đã thiệt hại 2 triệu USD, tương đương 50 triệu USD ngày nay.

TUYẾT MAI (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật