Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hàn Quốc nỗ lực giúp người trẻ thoát khỏi hiện tượng “Hikikomori”

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Chính sách mới của chính phủ Hàn Quốc sẽ được áp dụng cho những cá nhân trong độ tuổi từ 9 đến 24 đang sống biệt lập với xã hội.

The Guardian đưa tin, Hàn Quốc sẽ cấp cho những thanh niên đang sống tách biệt với xã hội một khoản trợ cấp sinh hoạt hàng tháng trị giá 650.000 won (12 triệu đồng) để khuyến khích họ ra khỏi nhà.

Khoản trợ cấp này có thể được những thanh niên sống biệt lập khỏi xã hội sử dụng để trang trải cho chi phí sinh hoạt chung, đồ dùng học tập, trải nghiệm văn hóa và thậm chí cả các thủ thuật thẩm mỹ như chỉnh sửa vết sẹo.

Ngoài ra, chính sách mới được Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc thông qua cũng sẽ cung cấp hỗ trợ về về giáo dục, việc làm và sức khỏe cho những người được cho là đang mắc chứng “Hikiomori” ở nước này.

Hàn Quốc nỗ lực đưa người trẻ hòa nhập với xã hội. Ảnh: iStock

Theo tạp chí Fortune của Mỹ, “Hikikomori” là một thuật ngữ tiếng Nhật xuất hiện từ đầu những năm 1980 và đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Cụm từ này được dùng để chỉ tình trạng tự giam mình trong phòng, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và hoàn toàn cách ly với cộng đồng.

Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc thống kê, có tới khoảng 350.000 người trong độ tuổi từ 19 đến 39 tuổi (3% dân số) đang chọn cách cách sống thu mình lại biệt lập với gia đình và cộng đồng.

Hiện tượng này được cho là xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó có bất ổn kinh tế, áp lực việc làm và cuộc sống hoặc từng bị báo lực gia đình nên sợ tiếp xúc với mọi người.

Theo đó, những người trẻ chọn cách sống ẩn dật thường có hoàn cảnh khó khăn và 40% trong số đó bắt đầu tách khỏi xã hội ngay từ khi còn là thanh thiếu niên.

Trước đó, một cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản vào đầu tháng 4 cũng cho thấy gần 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động ở nước này mắc chứng “Hikikomori”.

Những lý do để sống tách khỏi xã hội nổi tiếng tuân thủ và tập trung vào công việc của Nhật Bản bao gồm thất nghiệp, trầm cảm, bắt nạt ở trường học và tại nơi làm việc.

“Hikikomori” có thể được coi là phổ biến nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chuyên nha nhận định số lượng những người đang trải qua hiện tượng này cũng đã gia tăng trên khắp Đông Á.

Phương Uyên (Theo CNA)

Tin nổi bật