Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hài hước màn xem lá cây đọc thơ phán bệnh của thầy bói U80

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ở cái tuổi 82, nhưng bà Kính nói liến thoắng và thuộc vanh vách thơ lục bát mỗi khi có người tìm đến xem bói. Nhìn vào lá cây, bà Kính có thể biết được tất cả

(ĐSPL) - Ở cái tuổi 82, nhưng bà Kính nói liến thoắng và thuộc vanh vách thơ lục bát mỗi khi có người tìm đến xem bói. Chỉ nhìn vào lá cây, bà Kính có thể biết được tất cả, "đúng sai".

Nhiều người phải "run sợ" trước những lời phán "độc địa" của vị thầy bói này như: "Vợ chồng con đã sảy thai hai lần rồi, để lâu sẽ bị tiệt đường con cái, muốn có con thì phải mua sắm lễ vật và đặt tiền lễ để thầy cúng giải cho". Đó là một trong những lời phán bệnh của thầy Kính, khiến nhiều người mất ăn mất ngủ. Vậy đâu là sự thật?

Doạ người xem bói bằng những lời độc địa

PV báo Đời Sống và Pháp Luật đã vào vai một cặp vợ chồng trẻ tìm đến nhà bà Kính để xem bói. Trước mặt PV là bà già dáng người nhỏ, tóc bạc trắng. Tỏ ra rất thận trọng với "vợ chồng trẻ", bà liên tục đưa ra các câu hỏi có ý dò xét người đến. Bà hỏi: "Được ai giới thiệu tới đây? Nhà ở đâu?”.

Để tránh sự ngờ vực, PV trả lời tất cả các câu hỏi của bà một cách thuần thục. Khi không còn nghi ngờ gì, bà thoải mái trò chuyện. Qua cuộc trò chuyện, PV chỉ biết tên "thầy" là bà Kính (82 tuổi, ngụ thôn 8, xã Hòa An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), người quê gốc Thái Nguyên di cư vào vùng đất này từ năm 1995.

Không để PV chờ lâu, bà đứng dậy nói: "Đi lấy lá cây... Ai xem thì đi bẻ lá cây vào đây". Vừa nói bà vừa đi lại bàn thờ để thắp hương cúi đầu khấn vái. Quá bất ngờ, PV hỏi lá nào cũng được hả "thầy"?, thì nhận được câu trả lời là lá nào cũng được. Sau đó, "vợ" PV ra ngoài sân, bẻ một lá xoài mang vào đặt lên bàn. Tức thì bà Kính lấy xuống một chiếc đĩa đựng hai đồng tiền xu nhỏ màu vàng và một chiếc đèn dầu đã thắp sáng. Bà nói PV đặt lễ lên trên bàn thờ. PV lấy tờ tiền mệnh giá 50.000đ đặt lên bàn thờ. Lúc này, bà Kính hỏi "vợ" của PV: "Con xem hả"?. Rồi bà hỏi tên là gì đây? ở đâu? Vợ chồng làm nghề gì?

Bà Kính xem lá cây, đọc thơ lục bát bắt PV phải cúng lễ giải hạn (ảnh Nguyên Hồ).

Hỏi xong, bà Kính cầm cái lá cây rọi vào chiếc đèn đang sáng, cái tay cầm chiếc đĩa xoay xoay và miệng liên tục đọc thần chú "Nam mô a di đà phật. Nam mô a di đà phật. Nam mô đức phật di đà...". Sau đó, bà tiếp tục đọc thuần thục các câu thơ lục bát, nhưng giọng đọc mỗi lúc một nhỏ dần khiến PV không nghe rõ. Vừa đọc, lần nữa bà tiếp tục hỏi tên họ "vợ" PV, hỏi địa chỉ nhà chồng, rồi bà đọc kèm theo thơ lục bát.

Đọc đến đoạn "Cầu vinh vô sự bình an trong nhà/ Cầu duyên cho trước cửa nhà yên vui" thì bà thả hai đồng tiền xu vào chiếc đĩa rồi phán: "Nhà có bệnh nhân, con đau bụng hay ai đau bụng”. Để cho bà Kính tiếp tục phán, PV nói, "có đứa cháu ạ". Theo quan sát của PV, thì lúc này hai đồng tiền xu nằm xếp chồng lên nhau. Bà tiếp tục rọi cái lá xoài vào ánh đèn và đọc: "Đạo thuyền như thế đức y đồng tình, hai chữ như thế đức y một lời". Lúc này, PV thấy hai đồng tiền tách rời ra, nhìn vào chiếc đĩa "thầy" phán: "Hai vợ chồng hay cãi nhau, vợ chồng con khắc khẩu lắm"?!

Tiếp tục cầm cái lá soi vào đèn dầu, bà Kính lại đọc vanh vách các câu thơ lục bát rồi nói, con là con thứ cũng như con đầu, tiền vận con rất xấu. "Con cưới được mấy năm rồi? Vào nhà giờ lẻ hả? Bước chân vào nhà chồng ngày chẵn nhưng giờ lẻ? Tháng nào đây? Cưới năm ngoái là tuổi 26, cưới tháng này có thai đầu là sảy thai, sảy rồi thì mình phải biết "Tống hoa héo, đón hoa tươi". Đừng để sảy hai lần là sẽ tiệt đường con". Lần nữa, bà nhắc lại, "các cô chú (ý nói vợ chồng PV) là phải biết "tống hoa héo đón hoa tươi, phải cầu con, giải tuổi năm nay". Nghe thầy phán, PV tỏ vẻ lo lắng: "Vậy thì phải làm thế nào hả thầy, có cách nào để giải không thầy?, cầu như thế nào hả thầy".

Thấy "vợ chồng" PV lo lắng, bà Kính trầm ngâm nói: "Cái này thì có thầy mới làm được, có gì thì tí nữa tôi chỉ cho. Cái này mà không giải đi, không cầu con thì trắc trở, vợ chồng sẽ tiệt chủng con cái". Lúc này, bà trách mắng người thầy xem ngày giờ cưới của PV: "Thầy nào mà coi cho cưới vào năm đó, tháng đó, mà lại cho vào nhà vào giờ lẻ. Tháng không tốt, tuổi năm không tốt mà lại cho cưới. Nếu địa vị của tôi, thì tôi bấm cung mới xem tuổi cho người ta cưới được hay không được”.

Làm thầy bói từ năm 11 tuổi?!

Tiếp đó thầy tiếp tục cầm lá cây, miệng lẩm bẩm đọc thơ lục bát rồi diễn giải: "Cái thai đã sảy là con trai. Người vợ khó đẻ, đẻ không đủ ngày, đủ tháng nên sảy thai". Bà nhắc lại, phải "tống hoa héo đón hoa tươi". Nói xong, bà nói PV phải mua sính lễ để giải: "Chúng con phải mua một đôi gương soi, đôi lược, hai cây kim, ba cuộn chỉ đỏ, hai cuộn chỉ trắng, một tờ giấy vàng, một tờ giấy đỏ, một đôi khăn mặt, nam nhân là bảy sợi tóc gáy, nữ là bảy sợi tóc mai, mua ba đĩa ngũ quả, ba bó hoa, một bó hoa, năm lá trầu, ba quả cau, năm quả trứng vịt sống, chín bánh tráng, 16 tờ tiền lẻ, năm chục vàng, 40 tờ tiền (âm) và ba gói kẹo, một gói bánh. Còn thầy nào cúng thì sẽ có tiền lễ riêng".

Lúc này PV hỏi: "Tiền lễ có nhiều không và làm ở đâu". Bà Kính nói, "thầy nào làm lễ thì sẽ nói tiền lễ, còn tôi làm thì mang tới đây và tiền lễ là 614.000đ. Làm lễ xong tôi còn làm "bùa" cho anh chị (ý nói PV) về gối trên đầu để trừ". Bà đưa tay bấm nhẩm tính và đọc thơ lục bát, tiếp tục hỏi tên họ của PV phán: "Con là con thứ ba". PV nói "con là con đầu", bà tiếp tục tính và nói "rõ ràng con là con thứ ba". Nhưng PV khẳng định mình là con cả. Lần này, bà lẩm bẩm và nói, "đúng là con đầu, tại tính sai".

Lúc này, thấy PV thẳng thừng, bà Kính quay sang nói: "Nếu con muốn làm (PV- giải không bị sảy thai) là ngày 12 (âm lịch) này hợp, tới đây "thầy" làm cho. Tiếp đó, bà đệm thêm: "Nếu muốn có con thì phải làm lễ ngay đi, chứ sảy thai hai lần rồi, coi chừng tiệt đường con cái".

Rồi bà bắt đầu "nổ" về tài năng của mình: "Tôi làm nghề coi bói này đã 6, 7 chục năm rồi. Lúc ở Thái Nguyên, năm 11 tuổi tôi đã biết coi rồi. Nhưng không dễ gì làm nghề này đâu, làm nghề này phải có căn, hợp căn mới làm được. Từ sáng đến giờ tôi tiếp không hết khách. Những người từ km 52 (huyện Ea Kar), huyện Ma Đrắk, có người ở tận đèo Phượng Hoàng, Nình Hòa cũng tới đây nhờ tôi xem. Mới đây, tôi lên Quảng Phú (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) có cái nhà ngay chỗ ngã ba, có thằng con chết tai nạn mà bán nhà không được, về nhờ tôi xem. Xem xong, tôi lên giải (làm phép - PV) thế là bán được liền".

Bà nói thêm: "Phải bứt lá vô tôi mới coi được. Bứt bất kỳ lá cây nào, có lá cây để tôi đọc chữ trong lá coi, nếu bỏ lá xuống thì tôi có biết cái gì đâu". Để tăng thêm sự huyền bí, bà Kính cho biết, “coi thì phải để soi vô ánh đèn. Không dễ gì mà thấy chữ giống như tôi đâu, chỉ có tôi nhìn mới thấy thôi".

Ngoài việc xem bói, phán bệnh "trên trời dưới đất" bằng cách soi lá cây vào đèn dầu và đọc thơ lục bát, bà Kính còn khẳng định: "Tôi còn tìm lại được tài sản bị đánh cắp, tài sản mất trong vòng 1, 2 ngày lập tức tìm đến tôi thì tôi sẽ tìm ra, đừng để lâu ngày sẽ không tìm thấy đâu". Đúng là một câu chuyện hài hước, bà ta đã đánh lừa một số người dân nhẹ dạ cả tin khi mà có bệnh thì vái tứ phương...

Chính quyền địa phương nói gì?

Trao đổi với PV, ông La Văn Tài, trưởng thôn 8, xã Hòa An cho biết: Tại địa phương, bà Nguyễn Thị Kính có hành nghề bói toán. Nhưng chủ yếu là người từ nơi khác đến xem bói, người ở địa phương thì không xem bà. Nhưng do địa bàn chủ yếu là người Tày, Nùng sinh sống rải rác, địa bàn đồi núi cách trở, nên chính quyền không nắm rõ được tình hình cụ thể".

Tin nổi bật