Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Tĩnh: Phát hiện thêm nhóm sưu tập cổ vật quý hiếm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một bộ sưu tập gốm sứ cổ có niên đại khác nhau vừa được các nhà khảo cổ học phát hiện trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

(ĐSPL) - Một bộ sưu tập gốm sứ cổ có niên đại khác nhau vừa được các nhà khảo cổ học phát hiện trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Trước đó, Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình điều tra, khảo sát sự phân bố gốm sứ cổ trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), đã phát hiện bộ sưu tập bình gốm sứ cổ bằng chất liệu gốm sứ có niên đại khác nhau trên địa bàn xã Xuân Viên thuộc huyện Nghi Xuân.

Bộ sưu tập gốm sứ cổ vừa được phát hiện trên địa bàn xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)

Bộ sưu tập gốm sứ cổ nói trên được chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống. Trong đó có một bình gốm thô bằng đất nung màu nâu tươi, mặt ngoài trang trí hoa văn nổi hình học kẻ vạch thuộc di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi thuộc loại hình văn hóa Sa Huỳnh - Đông Sơn, có niên đại trên 2.000 năm.

Bộ sưu tập bao gồm hai chiếc bình được chế tác bằng chất liệu gốm đất nung, có niên đại thời nhà Đinh (thế kỷ VIII - IX). Hai chiếc bình có cùng chất liệu, kích thước và kỹ thuật chế tác, cao 0.20cm, miệng có đường kính 0.10cm. Phía ngoài phủ men màu xám đen, phía trong để thô. Phía trên thân gần miệng bình trang trí 5 núm nổi hình cánh dơi…

Bộ sưu tập bình gốm cổ thời Lê (thế kỷ XV - XVI)

Một bộ sưu tập khác gồm 4 chiếc bình gốm, có niên đại thời Lê (thế kỷ XV - XVI), có cùng chất liệu, kích thước và màu men trang trí giống nhau, theo kiểu dáng miệng loe, chân đế chụm, phía ngoài phủ men màu trắng đục, thân và miệng được trang trí bằng các vòng tròn đồng tâm khép kín, phía trong để thô. Có kích thước cao 0.30cm, đường kính miệng 0.10cm.

Chiếc Bình gốm cổ bằng đất nung có niên đại trên 2.000 năm thuộc văn hóa Sa Huỳnh - Đông Sơn

Theo Tiến sỹ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, việc tìm thấy nhóm hiện vật gốm sứ cổ nói trên giúp các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ bước đầu định hình sự phân bố gốm sứ cổ, sự giao thương thuộc vùng ven biển và các cửa sông cổ thuộc huyện Nghi Xuân, nhằm mục đích giải thích lịch sử tụ cư cửa biển sớm và khả năng hình thành các cảng biển cổ rất quan trọng của vùng Hoan Diễn xưa, nhằm phục vụ cho chiến lược bảo vệ chủ quyền Biển Đảo của Đảng và nhà nước ta…




Tin nổi bật