Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội: Kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Ngày 21/7, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức Lễ kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 với chủ đề "Chạm tới tương lai".

Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương), Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp tổ chức.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội.

Với chủ đề: “Chạm tới tương lai”, sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số; đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố.

Với các hoạt động tuyên truyền cho Sự kiện thông qua các hình thức tuyên truyền qua fanpage, banner quảng cáo, tờ rơi, phóng sự, … sẽ được diễn ra trong tháng 7 và 8/2022.

Bên cạnh đó, khu vực trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là khu vực dành cho các doanh nghiệp ngành ngân hàng, thương mại điện tử, giao hàng nhanh nhằm giới thiệu, quảng bá về các công nghệ, sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại như: xác thực sinh trắc học vân tay, khuôn mặt, thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code).... và các ưu đãi cho khách hàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi thanh toán không dùng tiền mặt.

Qua đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng làm quen và sử dụng các thiết bị, công nghệ thanh toán điện tử trong các giao dịch mua bán, từ đó góp phần hình thành thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát biểu tại Lễ kích hoạt, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thông qua các chuỗi hoạt động của Sự kiện, Sở Công Thương hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt khi giao dịch và mua sắm.

Đồng thời, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển hoạt động thương mại điện tử tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm, thanh toán và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Thành phố, giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm.

Sở Công thương Hà Nội cho biết năm 2022 phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; Website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%; DN vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 45%; DN tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 35%…

Tăng lượng khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước trực tuyến lên 98%, 100% khách hàng gọi hỏi đáp qua tổng đài 19004600 và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức 4. Tỉ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt trên 99,7%; tỷ lệ tiếp nhận các dịch vụ điện trực tuyến phấn đấu đạt 100%; tỷ lệ thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử đạt phấn đấu đạt 100%...

Còn theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kỹ thuật số, Bộ Công thương, trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam chung và Hà Nội nói riêng ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ vùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số.

“Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Sự kiện ngày không dùng tiền mặt là sự kiện vừa có ý nghĩa thúc đẩy thương mại điện tử, vừa góp phần phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử”, bà Lại Việt Anh chia sẻ.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cho thấy, tính đến nay tổng số ví điện tử đã kích hoạt là 39,19 triệu ví (tăng 3,68% so với cuối năm 2021). Tổng số lượng giao dịch bằng ví điện tử của các tổ chức được xử lý thành công đạt xấp xỉ 583,84 triệu món với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 271,36 nghìn tỷ đồng.

Đã có gần 70% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, gần 5,5 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 8 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động; gần 1,77 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở với khoảng 67,2% trong đó được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Khánh Ngân- Vũ Sang

Tin nổi bật