Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - Bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam

(DS&PL) -

Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2017), ngày 7/12, tại Hà Nội, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng tổ chức

Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2017), ngày 7/12, tại Hà Nội, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trên mặt trận đối không.

Các đại biểu trao đổi tại hội thảo - Nguồn: qdnd.vn

Tại Hội thảo, các tướng lĩnh, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học khẳng định, chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng của ý chí quật cường, lòng dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ và tài năng quân sự, trí thông minh, sáng tạo, dám đánh và quyết thắng, góp phần tạo nên sức mạnh Việt Nam trên mặt trận đối không. 

Nghệ thuật hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng phòng không và không quân, trong bảo vệ các mục tiêu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của từng lực lượng, từng loại vũ khí, khí tài vào điều kiện cụ thể, kết hợp chặt chẽ yếu tố con người, tổ chức và vũ khí trang bị kỹ thuật đã tạo sức mạnh tổng hợp giành chiến thắng.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận định: Đó là thời điểm lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội ít nhất, nhưng bộ đội tên lửa được sự chỉ đạo sát sao của Quân chủng và Sư đoàn Phòng không 361 nên việc bố trí đội hình chiến đấu tập trung trên các hướng, đường bay chủ yếu của địch vào đánh Hà Nội. Nhiều trận địa quân ta quyết chốt giữ để chiến đấu trong suốt 12 ngày đêm như trận địa Chèm, trận địa Đại Đồng.

Các tham luận tại Hội thảo cũng nhấn mạnh đến điều kiện tiên quyết, yếu tố hàng đầu quyết định chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, đó là tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng phòng không nói chung, Quân chủng Phòng không – Không quân nói riêng; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc – hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam.

Theo các đại biểu, cuộc tập kích đường không năm 1972 của đế quốc Mỹ bắn phá Hà Nội là cuộc tập tích quy mô lớn, vô cùng ác liệt với hàng trăm máy bay B-52 hiện đại được mệnh danh là pháo đài bay, đã trút hàng vạn tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng… Nhưng sau 12 ngày đêm, lực lượng Phòng không – Không quân hiệp đồng với các lực lượng khác đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn âm mưu leo thang chiến tranh, đánh phá hậu phương miền Bắc, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở nước ta.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, việc nghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ chiến thắng 12 ngày đêm rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không không chỉ là chiến thắng của một chiến dịch, mà là chiến thắng mang tầm vóc chiến lược, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Qua sự kiện lịch sử này, nhiều bài học đã được đúc kết. Tuy nhiên, cùng với thời gian và những diễn biến gần đây trên thế giới, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tìm được những bài học kinh nghiệm quý báu trong cuộc thử thách một mất một còn mà cha anh đã để lại là một yêu cầu cần thiết cho việc hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân.

Tin nổi bật