Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gói 30.000 tỷ: Ngân hàng chỉ dành cho người "thu nhập tốt"?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Gói 30.000 tỷ theo quy định của Bộ xây dựng chỉ có người thu nhập mới được vay vốn, nhưng hiện nay, những người thu nhập thấp lại bị ngân hàng từ chối cho vay...

(ĐSPL) - Gói 30.000 tỷ theo quy định của Bộ xây dựng chỉ có người thu nhập mới được vay vốn, nhưng hiện nay, những người thu nhập thấp lại bị ngân hàng từ chối cho vay bởi "sợ"...

Người thu nhập thấp bị ngân hàng từ chối cho vay gói 30.000 tỷ?

Dựa theo báo cáo thông kê được Bộ trưởng – Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên công bố, tính đến hết ngày 28/02/2015, số lượng khách hàng được các ngân hàng cam kết cho vay theo gói tín dụng hỗ trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng là 14.895 khách hàng với tổng số tiền cam kết cho vay là 11.307,2 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm cuối tháng 10/2014.

Mặc dù vậy nhưng tốc độ giải ngân của gói tín dụng này vẫn được cho là còn khá chậm chạp, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chính nhất là do vướng trong các quy định điều kiện cho vay.

Theo các ngân hàng thương mại, dù đã có rất nhiều khách hàng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp” để vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên khi ký hợp đồng mua nhà, ngân hàng lại không giám giải ngân bởi “sợ”.

Dù đã đảm bảo được điều kiện “người thu nhập thấp” để được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng nhưng sau khi ký hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư, nhiều khách hàng lại bị ngân hàng từ chối cho vay... Lý do từ chối giải ngân là vì người vay... không đủ khả năng trả nợ. Nhiều người mua nhà đã phải chuyển qua gói vay của chủ đầu tư và gói vay thương mại với mức lãi suất cao hơn cùng với nhiều rủi ro về tài chính.

Dù đã đảm bảo được điều kiện “người thu nhập thấp” để được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng nhưng sau khi ký hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư, nhiều khách hàng lại bị ngân hàng từ chối cho vay...

Thông tin trên báo Tuổi trẻ, anh Nguyễn Đình Nga (giảng viên của một trường cao đẳng tại Tp.HCM) đã làm thủ tục vay gói 30.000 tỷ đồng suốt gần một năm qua nhưng không thể vay vì vướng mắc trong việc chứng minh thu nhập.

Anh Nga muốn vay thêm 400 - 500 triệu đồng từ gói 30.000 tỷ đồng để mua một căn hộ có giá 722 triệu ( trên địa bàn quận 12). Anh đã phải bỏ ra hơn hai tuần về tận quê nhà ở Hà Nam để chứng minh điều kiện về nhà ở, điều kiện thu nhập, bảo hiểm xã hội, hộ khẩu,...

Tuy nhiên, khi đem hồ sơ đến Ngân hàng Agribank (Ngô Đức Kế, quận 1), anh Nga bị nhân viên của ngân hàng này từ chối với lý do mức thu nhập của hai vợ chồng anh không nằm trong diện cho vay. Theo đó, lương giảng viên của anh Nga là 5,4 triệu/tháng, lương giáo viên tiểu học của vợ anh 3,1 triệu đồng/tháng, tổng công chưa tới 9 triệu đồng nên không đáp ứng điều kiện vay của ngân hàng.

“Theo quy định của Bộ Xây dựng, người thu nhập thấp là người có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng mới là đối tượng được vay vốn gói 30.000 tỷ đồng. Nhưng ngân hàng lại từ chối cho vay với lý do người vay không đảm bảo khả năng trả nợ. Chúng tôi biết căn cứ vào đâu để được vay vốn từ gói hỗ trợ tín dụng này?”, anh Nga bức xúc.

Anh Nga cũng cho biết, do không vay được vốn ưu đãi, anh đã đề nghị chủ đầu tư dự án hoàn trả khoản tiền 222 triệu đồng mà anh đã thanh toán, nhưng nhiều tháng nay vẫn chưa nhận được. “Vay tiền không được, kế hoạch mua nhà bị vỡ mà không lấy tiền lại được, gia đình chúng tôi chẳng biết tính thế nào”, anh Nga lo lắng.

Tương tự, có khoảng 900 khách hàng mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội HQC Plaza của Công ty Địa ốc Hoàng Quân cũng đang rơi vào tình cảnh đã ký hợp đồng mua nhà, đóng tiền 20\% nhưng không được vay gói 30.000 tỷ đồng nên buộc phải vay từ chủ đầu tư dự án theo hình thức trả chậm với lãi suất cao hơn lãi suất của gói hỗ trợ.

“Về mặt nguyên tắc, ngân hàng rất muốn cho vay những khách hàng có thu nhập tốt bởi như vậy mới đảm bảo khả năng trả nợ.", một cán bộ ngân hàng cho biết.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Hoàng Quân cho biết, phần lớn người mua căn hộ tại dự án này đang bị vướng điều kiện thu nhập là công an và giáo viên. Ngân hàng từ chối cho vay với lý do thu nhập của họ không đảm bảo khả năng trả nợ. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Xây dựng thì đây mới là đối tượng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp”.

“Trong 100 hồ sơ thì có đến 50 hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện về thu nhập của ngân hàng, nên họ không thể vay được gói 30.000 tỷ đồng”, ông Tuấn cho biết.

Theo ý kiến từ các ngân hàng thương mại với mức thu nhập dưới 9 triệu đồng nếu như trừ đi chi phí ăn uống sinh hoạt thì khoản dư ra để trả gốc và lãi cao nhất cũng chỉ còn khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Với thời gian vay khoảng 15 năm, như vậy ngân hàng cũng chỉ có thể xét cho vay tối đa khoảng 400 triệu đồng. Trong khi thực tế số tiền mà khách hàng muốn vay lại gấp đôi so với số tiền có thể trả được. Do vậy các ngân hàng sẽ buộc phải từ chối giải ngân cho các khách hàng này là vì họ... không đủ khả năng trả nợ.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là người có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng đủ điều kiện để mua nhà thì lại không được các ngân hàng giải ngân vì sợ không đủ khả năng trả nợ. Thế nhưng với những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng, tất nhiên sẽ đủ khả năng trả nợ nhưng lại không thuộc đối tượng được phép tham gia vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng cũng thừa nhận, vướng mắc lớn nhất trong quá trình xét duyệt cho vay gói 30.000 tỷ đồng hiện nay là ở khái niệm “đối tượng thu nhập thấp”, phát sinh từ tháng 3/2015 khiến cho việc xét duyệt và giải ngân cho vay gói ưu đãi bị ách tắc lại.

“Về mặt nguyên tắc, ngân hàng rất muốn cho vay những khách hàng có thu nhập tốt bởi như vậy mới đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lại khống chế như vậy khiến ngân hàng rất khó xử”, một cán bộ gân hàng cho biết.

Giám đốc một ngân hàng nằm trong danh sách cho vay gói 30.000 tỷ đồng cho rằng, khi cho chủ đầu tư vay để thực hiện dự án, ngân hàng cũng muốn cho người mua nhà vay chứ không muốn làm khó. Tuy nhiên, trong thời gian qua có nhiều trường hợp ngân hàng không thể xét duyệt cho vay được do thu nhập quá thấp, không đảm bảo khả năng trả nợ.

“Nhiều người đi vay cứ có suy nghĩ, vốn vay gói 30.000 tỷ đồng là tiền của Nhà nước, nhưng thật chất đó là tiền gửi của dân. Nếu xét duyệt và thẩm tra không kỹ, để xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chịu hậu quả. Do đó, chỉ những trường hợp đủ điều kiện về thu nhập thì mới được ngân hàng xét”, vị đại diện này nói.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cũng cho rằng, nếu căn cứ đúng như định nghĩa của Bộ Xây dựng về đối tượng thu nhập thấp, những đối tượng này sẽ khó có khả năng trả nợ gốc và lãi vay trong vòng 10 - 15 năm theo quy định. Do đó, các ngân hàng không thể cho vay được.

“Chúng tôi đã có văn bản gửi cho 15 ngân hàng thương mại tham gia cho vay gói 30.000 tỷ đồng để lấy ý kiến, trên cơ sở đó sẽ có kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp phù hợp”, ông Minh cho biết.

"Nếu căn cứ đúng như định nghĩa của Bộ Xây dựng về đối tượng thu nhập thấp, những đối tượng này sẽ khó có khả năng trả nợ gốc và lãi vay trong vòng 10 - 15 năm theo quy định. Do đó, các ngân hàng không thể cho vay được."

Xung đột lợi ích nên không muốn triển khai gói 30.000 tỷ?

Thông tin trên báo Tiền phong, một vị lãnh đạo ngân hàng lý giải nguyên nhân khiến các ngân hàng không mặn mà thực hiện gói vay 30.000 tỷ là do ngân hàng chỉ được hưởng mức “phí” chênh lệch khi cho vay là khoảng 1,5\%. Mức "phí" này khó có thể bù đắp được những rủi ro, chi phí khi thực hiện giải ngân. Các nhân viên tín dụng của các ngân hàng lại càng không mặn mà, bởi họ bị khoán định mức cho vay thương mại hằng tháng khá cao, nên họ “lờ” đi gói vay ưu đãi để hướng khách hàng đến gói vay thương mại.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra tiến trình xây dựng nội bộ cũng như công tác triển khai tổ chức và thực hiện việc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng của 10 ngân hàng tham gia đợt 2. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra những ngân hàng có trụ sở tại Tp.HCM trước nhằm đảm bảo tính minh bạch cũng như đẩy nhanh việc giải ngân gói này.

Nhận định về vấn đề xung đột lợi ích khi triển khai gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng, ông Minh cho rằng, khi triển khai gói này, các ngân hàng TMCP sẽ có điều kiện tăng trưởng tín dụng, làm phong phú hơn các sản phẩm tín dụng và tiếp cận được nhiều khách hàng doanh nghiệp cũng như cá nhân hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay gói 30.000 tỷ đã có 15 ngân hàng tham gia cho vay nhưng tiến độ giải ngân vẫn rất chậm.

Sau khi được triển khai gần 2 năm, gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng mới chỉ giải ngân được hơn 16\%. Trong khi đó, mục tiêu ban đầu đề ra là gói tín dụng này sẽ kết thúc sau ba năm, hoàn tất việc giải ngân vào ngày 1/6/2016.

AN NHIÊN (Tổng hợp)

Tin nổi bật