Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Góc kỷ lục: Tập đoàn Vũ trụ quốc gia Nga phóng 73 vệ tinh trong 1 ngày

(DS&PL) -

Tập đoàn Vũ trụ quốc gia Nga phóng vừa có động thái gây chú ý khi phóng một vệ tinh quan sát và 72 vệ tinh nhỏ chỉ trong một ngày.

Tập đoàn Vũ trụ quốc gia Nga phóng vừa có động thái gây chú ý khi phóng một vệ tinh quan sát và 72 vệ tinh nhỏ chỉ trong một ngày.

Theo tin tức trên TTXVN, ngày 14/7, Tập đoàn Vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos) và Trung tâm nghiên cứu Glavcosmos thông báo tên lửa đẩy “Liên hợp - 2.1a” chở thiết bị thăm dò Trái Đất từ xa "Canopus-B-IR” và 72 vệ tinh nhỏ đã được phóng lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Glavcosmos, đơn vị chịu trách nhiệm đưa các vệ tinh lên quỹ đạo, thông báo vào lúc 14h41 (giờ địa phương), tất cả các vệ tinh đã tách ra thành công và được đưa vào 3 quỹ đạo khác nhau, báo Tri thức trực tuyến thông tin thêm.

Tên lửa đẩy “Liên hợp - 2.1a” của Nga được phóng lên quỹ đạo hồi tháng 4/2016. Ảnh: phys.org

"Đây là lần đầu tiên trên thế giới, một sứ mệnh lớn và phức tạp như vậy được phát triển và triển khai", AFP dẫn thông tin từ Glavcosmos cho biết.

Vệ tinh "Canopus-B-IR” dùng để giám sát tình huống thiên tai và công nghệ khẩn cấp, trong đó có các hiện tượng khí tượng thủy văn thiên nhiên, phát hiện các đám cháy rừng, thải khối lượng lớn các chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, cũng như giám sát hoạt động nông nghiệp, tự nhiên bao gồm cả tài nguyên nước và vùng duyên hải. Các vệ tinh nhỏ còn lại do Nhật Bản, Đức, Canada và Mỹ sản xuất.

Trước đó, ngày 8/6, Nga đã phóng thành công một tên lửa đẩy Proton-M mang vệ tinh viễn thông EchoStar 21 của Mỹ lên quỹ đạo.

Hồi tháng 8/2015, Nga cũng phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M mang theo vệ tinh viễn thông Inmarsat-5 F3 của Anh lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazhastan.

Được biết, kỷ lục thế giới về số vệ tinh được phóng lên bằng một tên lửa đẩy cho đến nay thuộc về Ấn Độ, với 104 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy PSLV-XL vào ngày 15/2/2017.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật