Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải mã hàng loạt vụ “thú rừng báo oán” gây hoang mang dư luận

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc mới đây, ở một số nơi liên tiếp xảy ra những vụ thú rừng tấn công người đã khiến người dân các địa phương đó hết sức hoang mang.

(ĐSPL) - Việc mới đây, ở một số nơi liên tiếp xảy ra những vụ thú rừng tấn công người đã khiến người dân các địa phương đó hết sức hoang mang. Việc thú rừng tấn công người dân gây thiệt hại nặng nề về người và của không phải đến nay mới xuất hiện. Nhiều năm nay, không ít người dân vô tội đã phải bỏ mạng vì bị thú rừng tấn công.

Đằng sau những thiệt hại về vật chất và sinh mạng con người, là thực trạng đáng lo ngại về vấn đề bảo vệ rừng. Bên cạnh đó là những câu hỏi và ẩn số quanh những lời đồn “thú rừng báo oán”. Phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã tìm hiểu bản chất vấn đề và trao đổi với một số chuyên gia nhằm có câu trả lời cho hiện tượng vừa thu hút sự quan tâm vừa gây hoang mang dư luận này...

Chồng con bên linh cữu chị Phạm Thị Hồng Hạnh (Quảng Ngãi) chết vì bị heo rừng tấn công.

“Án tử” bất ngờ đến từ rừng già

Thời gian qua, hàng loạt vụ thú rừng “nổi giận” tấn công người dân tại các tỉnh miền núi, khiến dư luận bàng hoàng. Không ít người đã thiệt mạng, để lại nỗi thương xót, đau đớn cho người thân. Đứng trước thực trạng báo động này, nhiều người cho rằng, thú rừng chỉ tấn công con người khi chúng bị săn bắn, tấn công. Bên cạnh đó, cũng có không ít người lại cho rằng, việc thú rừng nổi cơn “thịnh nộ” là do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, không còn nơi để tìm kiếm thức ăn. Thậm chí còn có những đồn thổi về việc “thú rừng báo oán”?!

Để làm rõ vấn đề này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có chuyến đi thực tế tại những nơi xảy ra sự việc gây xôn xao dư luận.

Trao đổi với PV, người dân ngụ xã Ea Púk (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa hết hoảng sợ khi chứng kiến con heo rừng nặng khoảng hơn 1 tạ tấn công, cắn nát chân hai người dân vào ngày 23/11.

Hai nạn nhân là Nông Mạc Trực (23 tuổi) và Đinh Minh Đường (69 tuổi, cùng ngụ xã Ea Púk). Ngay sau đó, hai nạn nhân được người dân đưa đến bệnh viện Đa khoa huyện Krông Năng cấp cứu trong tình trạng chân bị cắn nát, sốt cao, chảy máu nhiều.

Xem video liên quan:

Heo rừng tấn công, 1 học sinh lớp 9 tử vong

Được biết, vào khoảng 14h30 ngày 23/11, anh Trực đang đi chăn trâu thì bất ngờ phát hiện một con heo rừng màu đen. Ngay sau đó, con heo rừng đột ngột lao tới, tấn công làm anh Trực té ngã.

Trong lúc, anh Trực chưa kịp phản ứng gì thì con heo hung dữ đã cắn nát hai chân anh Trực và húc nạn nhân rớt xuống ruộng lúa. Chiều cùng ngày, con heo rừng này tiếp tục tấn công ông Đường khi nạn nhân đang đi hái cà phê. Sau khi cắn nát quần áo, gây nhiều vết thương cho ông Đường, con heo rừng bỏ đi sang một thôn khác và tấn công một người dân khác bị thương.

Khi PV tiếp tục tìm đến xã Khánh Hiệp (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa), nơi vừa xảy ra tình trạng nhiều người dân bị heo rừng tấn công vào ngày 15/11, thì được nghe không ít câu chuyện về con heo rừng hung dữ. Chưa hết bàng hoàng, những người dân ở xã Khánh Hiệp cho biết: “Vào khoảng 15h chiều 15/11, cháu Trần Văn Đại (học sinh lớp 9) đang câu cá gần nhà thì bất ngờ bị một heo rừng lao tới tấn công. Chỉ vài phút sau đó, cháu Đại đã bỏ mạng ngay tại vị trí bị heo rừng tấn công”.

Sau khi gây ra cái chết đau đớn cho cháu Đại, con heo rừng tiếp tục tấn công bà Trương Thị Cảnh (SN 1965, ngụ xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) khiến bà Cảnh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Không chỉ vậy, trước khi xảy ra vụ việc trên, chị Phạm Thị Hồng Hạnh (39 tuổi, ngụ xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cũng bị một con heo rừng bất ngờ húc thủng phổi trong lúc đi cắt cỏ vào ngày 28/10. Nạn nhân đã chết ngay sau đó vì vết thương quá nặng.

Theo một cán bộ Công an xã Phổ Hòa (huyện Đức Phổ): “Tại thời điểm xuất hiện heo rừng, một số người dân đi làm rẫy khu vực hồ Liệt Sơn (khu vực giáp ranh giữa hai huyện Ba Tơ và Đức Phổ) phát hiện có một nhóm thanh niên lạ mặt, đi truy lùng con heo rừng. Trước đó, nhóm thanh niên này đã bắn con heo rừng bị thương. Trong lúc đau đớn, con heo rừng điên loạn bỏ chạy xuống xã Phổ Hòa, nên gặp ai cũng tấn công”.

Những cuộc “trả thù” gây hậu quả tang thương

Điều khiến người dân tỏ ra lo lắng là hậu quả đau lòng do thú rừng gây ra cho các nạn nhân bị heo rừng tấn công nói trên không phải trường hợp cá biệt. Tại tỉnh Quảng Nam, PV được nghe người dân kể lại việc bị bò tót tấn công vào ngày 26/5. Theo đó, vào sáng 26/5, xuất hiện một con bò tót tại khu vực xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Tại đây, bò tót đã liên tục tấn công khiến bốn người thương vong gồm: anh Phạm Thành Thiện (21 tuổi, ngụ xã Đại Lãnh) bị thủng ruột, em Trương Ngọc Duy (12 tuổi) bị trầy xước chân tay, bà Trương Thị Bình (68 tuổi) bị rách má và anh Lê Đình Vinh (33 tuổi, ngụ xã Đại Lãnh) cũng bị thương do đi xem bò tót. Trong đó, anh Thiện đã tử vong vì vết thương quá nặng.

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết trong các vụ bị thú rừng tấn công, người dân đều rơi vào tình trạng hoảng loạn, bỏ chạy. Điều đó, khiến cho thú rừng tưởng đó là “con mồi” nên săn đuổi cho bằng được. Đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề về người và của, các cơ quan chức năng ở nhiều tỉnh miền núi không ngừng nỗ lực vận động người dân tăng cường đề phòng và không săn bắn thú dữ nhằm ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều vũ khí săn bắn. Thế nhưng, nhiều người vẫn lén lút săn tìm thú rừng vì cái lợi trước mắt, mà không lường trước được những hậu quả đau lòng sẽ xảy ra. Tình trạng này đã khiến cho thú rừng trở nên điên loạn, sẵn sàng tấn công con người bất kỳ lúc nào.

Đau lòng hơn khi người dân nhắc lại cái chết tang thương của anh Cao Quang Cảnh (Công an viên xã Ea Lê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) khi bị voi rừng tấn công vào ngày 27/10/2012. Người dân nơi đây kể lại, vào thời gian nói trên, anh Cảnh và hai người bạn tranh thủ ngày cuối tuần vào rừng tìm gốc mai về làm cảnh chuẩn bị cho tết. Khi trời đã nhập nhoạng tối, anh Cảnh và các bạn của mình bất ngờ phát hiện đàn voi rừng trước mặt. Chẳng mấy chốc, cả chục con voi lao tới tấn công, nên họ đành vứt xe bỏ chạy thục mạng. Hai người bạn của anh Cảnh may mắn thoát khỏi vòng nguy hiểm, trong khi anh Cảnh đã bị đàn voi rừng quật chết.

Tại tỉnh Đắk Lắk, vào ngày 15/4/2013, anh Lương Văn May (SN 1982, ngụ xã Tam Thái, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) bất ngờ bị đàn voi rừng tấn công dẫn đến tử vong khi đang gác rừng. Điều khiến người dân lo sợ, đây không phải lần đầu tiên voi rừng xuất hiện phá hoại, tấn công người dân. Theo đó, người dân xã Tam Thái cho hay, vào năm 2011, đàn voi rừng cũng tấn công một lán trại công nhân đi trồng keo tại bản Cao Vều 4 (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) làm một người tử vong.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến việc voi rừng xuất hiện tại khu dân cư và tấn công con người, ông Trương Văn Hùng, Trưởng thôn Hiển Văn (xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cho hay: “Việc thú rừng xuất hiện phá hoại mùa màng và tấn công người dân không phải tự nhiên mà có. Do khan hiếm thức ăn nên thú rừng lang thang đi xuống khu vực dân cư. Trong quá trình sinh tồn ấy, thú rừng bị con người xua đuổi nên chúng tìm cách trả thù. Thông thường, thú rừng tấn công con người là do bị thương trúng bẫy, săn bắn”.

Chỉ là bản năng sinh tồn

PGS.TS Võ Văn Phú, Chủ nhiệm bộ môn Tài nguyên và Môi trường, khoa Sinh học, đại học Khoa học Huế nhận định: "Thật ra, thú rừng tấn công con người là bản năng kiếm ăn, bản năng sinh tồn, nhằm tự vệ mình trong quá trình đi kiếm ăn. Một khi bị con người cản trở, thì bắt buộc thú rừng phải tìm mọi cách để bảo vệ bản thân, chứ chẳng phải hận thù gì".

Trước thực trạng tấn công người của thú rừng, luật sư Nguyễn Văn Nam, Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ: “Hậu quả để lại từ các vụ thú rừng tấn công là vô cùng lớn, không chỉ với gia đình của các nạn nhân, mà còn gây hoang mang đối với những người dân sống trong khu vực. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, về phía cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ rừng. Đồng thời, phải thường xuyên theo dõi quá trình sinh sống, di cư của động vật hoang dã thuộc khu vực mình quản lý. Từ đó, chủ động đưa ra các biện pháp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, bản thân người dân cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi đi rừng hoặc đi làm rẫy”.

Tin nổi bật