Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá tiêu dùng: Tăng là tại xăng, giảm là tại… nhiều thứ khác?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Xăng dầu đã chính thức giảm lần thứ 9 liên tiếp nhưng giá thực phẩm, vận tải hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu “nhúc nhích”.

(ĐSPL) – Xăng dầu đã chính thức giảm lần thứ 9 liên tiếp nhưng giá thực phẩm, vận tải hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu “nhúc nhích”.


Đến Thứ trưởng cũng bức xúc

Trưa nay (7/11), giá xăng dầu đã có lần giảm thứ 9 liên tiếp. Cụ thể, theo giá mà tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex niêm yết, xăng RON 92 giá 21.390 đồng/lít, dầu diesel giá 19.240 đồng/lít, dầu hỏa giá 19.700 đồng/lít. Đây là lần thứ 9 giá xăng dầu giảm liên tiếp kể từ cuối tháng 7 với tổng mức giảm là 4.250 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng dầu đã giảm tới gần 20\% so với giá trong thời điểm giá kỷ lục là 25.640đ/lít vào ngày 7/7. Tuy nhiên, giá xăng có vẻ như đang “một mình một chợ” khi giảm liên tục trong khi các mặt hàng thiết yếu, phí vận tải vẫn “đứng im”.
Đây là nghịch lý khiến tới Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải trong lần họp báo thường kỳ cũng phải bày tỏ sự bức xúc. Bởi thực tế đã cho thấy, nếu giá xăng tăng thì gần như ngay lập tức các mặt hàng, giá chi phí vận chuyện sẽ được điều chỉnh giá tăng theo ngay. Trong khi giá xăng giảm thì chẳng thấy các nhóm hàng kia “động tĩnh” gì?!
Xem video:

Giá tăng tại xăng, giảm giá thì còn tại… nhiều thứ khác

Theo khảo sát tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, PV ghi nhận giá các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng không hề giảm. Chỉ có một số ít thực phẩm tại các siêu thị trong chương trình bình ổn giá có giảm các loại thịt lợn, trứng, gạo, dầu ăn nhưng không đáng kể (giá trứng giảm 100đ/quả, thịt giảm 2.000 – 3.000đ/kg).
Lý giải điều này, các tiểu thương ở chợ cho rằng giá không giảm bởi tiền hàng, phí vận chuyển vẫn như cũ. Ngày trước giá xăng tăng khiến phí vận chuyển tăng lên khiến các chủ cửa hàng phải tăng giá các mặt hàng bày bán.
Trả lời PV báo Vneconomy, ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá vận tải hàng hóa do đơn vị vận tải hàng hóa và khách thuê vận chuyển tự thỏa thuận. Hiện nay, trong yếu tố cấu thành giá vận tải, giá xăng dầu chỉ chiếm 40\% nhưng các chi phí khác như: chi phí nhân công, các loại phí đường bộ, chi phí sửa chữa phương tiện, khấu hao phương tiện có xu hướng không giảm mà có khi còn tăng hơn nữa nên các doanh nghiệp vận tải chưa thể giảm giá cước.

Bộ Tài chính vào cuộc

Trước thực tế giá vận tải không giảm chút nào dù giá xăng đã giảm khá sâu, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo Sở GTVT; cơ quan chức năng, doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ chấp hành nghiêm quy định về quản lý vận tải, giá cước vận tải.
Theo đó, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai và niêm yết giá cước vận tải theo quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải, quản lý cước vận tải; chỉ đạo doanh nghiệp vận tải tính toán lại giá thành, kê khai giá cước phù hợp với biến động của chi phí nhiên liệu và giá các yếu tố đầu vào. Các cơ quan địa phương tổng hợp tình hình triển khai và kết quả thực hiện vào báo cáo giá thị trường định kỳ gửi về Cục Quản lý giá.

Tin nổi bật