Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá khí đốt châu Âu liên tục lập đỉnh khi căng thẳng leo thang ở Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Giá khí đốt châu Âu liên tục lập đỉnh trong nhiều tháng qua do căng thẳng leo thang. Nga chiếm gần 40% nguồn cung cấp khí đốt của lục địa này, trong khi Ukraine là quốc gia trung chuyển chính.

Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE của London, giá khí đốt kỳ hạn tháng 4 tại trung tâm TTF ở Hà Lan đã tăng lên 2.392 USD/1.000 m3, vượt qua kỷ lục 2.280 USD được thiết lập vào ngày trước đó.

Giá khí đốt châu Âu liên tục tăng. Ảnh minh họa

Hôm 3/3, dữ liệu do nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt châu Âu Gascade theo dõi cho thấy, dòng khí đốt đi về phía Tây của Nga sang Đức qua đường ống Yamal-Europe đã ngừng chảy, trong khi giá dầu vẫn tiếp tục tăng cho nguồn cung ở cả hai hướng.

Giá khí đốt tăng cao trong bối cảnh Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và nhiều quốc gia khác tuyên bố áp đặt trừng phạt đối với một số pháp nhân và cá nhân của Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin công bố chiến dịch quân sự vào ngày 24/2.

Châu Âu phải nhập khẩu lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng cao kỷ lục từ các nước như Mỹ trong những tháng gần đây. Điều này giúp khu vực có thể trải qua qua mùa hè không bị thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tổ chức tư vấn độc lập Bruegel cho biết, EU cần bắt đầu suy nghĩ về cách bổ sung kho dự trữ năng lượng từ bây giờ.

Cứ bốn năm một lần, Mạng lưới Các nhà điều hành Hệ thống Truyền tải Khí đốt của Châu Âu được yêu cầu thực hiện mô phỏng các kịch bản thiên tai. Trong cuộc diễn tập gần đây nhất vào năm ngoái, các công ty liên quan đã xem xét 20 kịch bản thảm họa. Họ kết luận rằng: "Cơ sở hạ tầng khí đốt của Châu Âu cung cấp đủ tính linh hoạt cho các quốc gia thành viên đảm bảo an ninh nguồn cung".

Nếu bị khóa van khí đốt, châu Âu vẫn xoay xở được nguồn cung nhưng với chi phí đắt đỏ hơn, còn Nga cũng chịu không ít tổn thất.

Trong số các nước lớn ở châu Âu, Đức dễ bị tổn thương nhất. Do mạnh mẽ theo đuổi mục tiêu khí hậu, nước này đã tích cực dừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than. Cùng với đó, sau thảm họa Fukushima của Nhật Bản, họ cũng vội vàng đóng cửa các nhà máy hạt nhân.

Vì vậy, Đức vẫn phụ thuộc nhiều vào khí tự nhiên. Đây là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, chiếm khoảng một phần tư tổng lượng tiêu thụ năng lượng của nước này. Trong đó, Nga cung cấp hơn một nửa lượng khí đốt nhập khẩu cho họ.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật