Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá đỗ nên ăn sống hay chần qua nước sôi?

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ tiêu hóa, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên chần giá đỗ qua nước sôi hoặc nấu chín trước khi ăn.

Bác sĩ Eileen Canday, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại Bệnh viện Sir HN Reliance Foundation, Mumbai, Ấn Độ, khẳng định giá đỗ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu. Theo bác sĩ Canday, hàm lượng chất xơ cao trong giá đỗ giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giá đỗ có khả năng làm tăng cholesterol tốt, góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp.

Giá đỗ chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, cùng với khoáng chất, amino acid, protein và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Đồng tình với quan điểm này, lương y Bùi Đắc Sáng thuộc Hội Đông y Hà Nội cho biết giá đỗ chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, cùng với khoáng chất, amino acid, protein và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe .

Lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh: "Lợi ích nổi bật của giá đỗ là dễ tiêu hóa, giải độc và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh". Ông cũng cho biết chất béo thực vật trong giá đỗ có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng thừa cholesterol máu, rất phù hợp cho những người mắc bệnh tim mạch hoặc đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin dồi dào trong giá đỗ còn giúp giải độc, thanh nhiệt, hạ hỏa, giải khát, lợi tiểu, giảm đầy bụng khó tiêu, đặc biệt tốt cho những người lao động dưới trời nắng nóng.

Các bác sĩ khuyến cáo người tiêu dùng nên chần giá đỗ qua nước sôi trước khi ăn, vì nhiệt độ cao có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại như Salmonella và E.coli, vốn có thể xâm nhập vào giá đỗ trong quá trình trồng trọt và vận chuyển.

Ngoài ra, việc làm chín giá đỗ còn giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc nhạy cảm. Ăn giá đỗ sống có thể gây ra các vấn đề như đầy bụng và tiêu chảy.

Bác sĩ Canday cho biết: "Chần giá đỗ qua nước sôi là biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và cải thiện khả năng tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể làm mất đi một số dưỡng chất như vitamin C."

Ai không nên ăn giá đỗ

Mặc dù giá đỗ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này. Dưới đây là những đối tượng cần hạn chế hoặc tránh ăn giá đỗ:

Phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi cần thận trọng hơn khi ăn giá đỗ sống, vì các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa và tiêu chảy có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những đối tượng này. Ảnh minh họa 

Người có thể trạng yếu, lạnh bụng: Giá đỗ có tính hàn, những người có thểtrạng yếu, hay bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn giá đỗ sống hoặc ăn quá nhiều giá đỗ, vì có thể làm tình trạng thêm trầm trọng.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn giá đỗ sống vì nguy cơ nhiễm khuẩn từ loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tốt nhất nên ăn giá đỗ đã được nấu chín kỹ.

Trẻ em: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ thực phẩm. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn giá đỗ sống, và cần chế biến giá đỗ kỹ trước khi cho trẻ ăn.

Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có hệ miễn dịch suy giảm, nên dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Do đó, cần thận trọng khi ăn giá đỗ sống, và nên ưu tiên ăn giá đỗ đã được nấu chín.

Người có tiền sử dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với các loại đậu hoặc thực phẩm khác cần thận trọng khi ăn giá đỗ, vì có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cũng nên hạn chế ăn giá đỗ, vì vitamin K trong giá đỗ có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Tin nổi bật