Cây tầm ma ở Việt Nam còn gọi là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết. Cây tầm ma thường sở hữu chiều cao trên 1m, gốc cây hóa gỗ. Phần lá cây có gai mọc so le nhau, lá hình tim, có lông, mặt trên màu xanh, ở mặt dưới màu trắng bạc. Hoa cây tầm ma mọc thành bông kép nằm ở kẽ lá.
Cây tầm ma là một loại cây dễ trồng, dễ tìm, có thể thu hoạch quanh năm. Ảnh minh họa
Bộ phận dùng làm thuốc gồm có rễ và lá của cây tầm ma, loại dược liệu này có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rễ cây tầm ma là mùa thu, đông.
Đào rễ cây tầm ma về rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần non, để nguyên hoặc thái mỏng, sau đó đem phơi khô. Rễ cây tầm ma có thể dùng khô hoặc tươi đều được. Dược liệu khô cần được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.
Trong 100 gam cây lá gai có chứa những thành phần hóa học chính sau: Nước; Protein 85,3g; Chất xơ 3,1g; Chất béo 0,5g; Tro 2g; Vitamin A 1,15mg; 0,39 mg vitamin B5; B1 (thiamine) 0,2mg; 0,3 mg pyridoxine; 30 mcg vitamin C; 0,1 mg folic acid; 333 mg vitamin E; 498,6 mcg biotin; 17,4 mg kali; 0,5 mcg choline; 334 mg canxi; 57 mg sodium; 481 mg magie; 80 mg photpho; 150mg sắt; 71 mg chlorine; 779 mg đồng; 1,64 mg mangan; 76 mcg selenium; 0,3mg kẽm...
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong rễ của cây lá gai có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid rutin giúp chống oxy hóa tế bào, ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể. Toàn cây lá gai chứa acid cyanhydric, phần hạt giàu chất béo và các axit tự do.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây tầm ma là rễ và lá. Rễ cây tầm ma thường được thu hoạch vào mùa thu, khi cây đã già. Ảnh minh họa
Cây tầm ma chứa nhiều hợp chất giảm đau và đặc biệt là chống viêm tự nhiên. Khi bạn uống trà tầm ma thường xuyên sẽ giúp làm dịu các cơn đau do căng cơ và đau lưng. Hơn nữa, với đặc tính chống oxy hóa mạnh trong trà tầm ma còn có công dụng giảm sưng tấy và làm dịu vết bỏng.
Tầm ma mang nhiều đặc tính tốt nhất là lợi tiểu và kháng khuẩn. Nhờ đó, trà tầm ma có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, trà tầm ma còn giúp tăng mức độ testosterone trong cơ thể. Theo chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày nên bổ sung 2-3 tách trà tầm ma nóng.
Theo các nghiên cứu, cây tầm ma giúp làm giảm tình trạng bệnh bằng cách thay đổi nồng độ hormone hoặc tương tác với các tế bào tuyến tiền liệt, giảm bớt các triệu chứng khác của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Trà cây tầm ma được chứng minh có công dụng giúp làm sạch mụn trứng cá và bệnh chàm, cũng như kích thích tóc dày, dài, bóng mượt hơn. Nó cũng tăng cường lưu thông máu da đầu tốt hơn thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Trong cây tầm ma chứa nhiều khoáng chất và vitamin, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ. Cây tầm ma có thể cải thiện sức khỏe sinh sản, tình trạng mãn kinh và tiền mãn kinh.
Cây tầm ma cũng có thể hỗ trợ giảm tình trạng kiệt sức do thiếu sắt do mang thai hoặc kinh nguyệt nhiều.
Đối với phụ nữ đang cho cho bú, tầm ma có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
Lá cây tầm ma có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất là thu hoạch vào mùa hè, khi lá cây còn non, nhiều nhựa. Ảnh minh họa
Cây tầm ma thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh rối loạn tự miễn dịch, ví dụ như viêm khớp dạng thấp nhờ vào đặc tính chống viêm và giảm đau của thảo dược này.
Trong một nghiên cứu mới đây cho biết, cây tầm ma có thể là một liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho các bệnh tự miễn.
Cây tầm ma là một loại thuốc lợi tiểu tuyệt vời, do đó loại dược liệu này có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận và túi mật.
Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ các chất có hại, như vi khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng bàng quang.