Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá điện chính thức tăng 8,36%, bán lẻ bình quân khoảng hơn 1,8 nghìn đồng/kWh

(DS&PL) -

Theo quyết định vừa được Bộ Công thương ban hành, giá điện tăng lên mức 1.864,04 đồng/kWh từ hôm nay (20/3).

Theo quyết định vừa được Bộ Công thương ban hành, giá điện tăng lên mức 1.864,04 đồng/kWh từ hôm nay (20/3).

Trao đổi với Thanh Niên sáng 20/3, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, giá điện sẽ tăng 8,36%, từ mức 1.720,65 đồng/kWh lên mức 1.864,04 đồng/kWh.

Theo Quyết định 24 của Thủ tướng, nếu tăng giá điện trong khung 5 - 10% thì Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền quyết định, nếu trên 10% thì Thủ tướng quyết định.

Tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuất điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) diễn ra hồi cuối năm 2018, Bộ Công thương cho biết, doanh thu bán điện năm 2017 của EVN là 289.954 tỉ đồng trong khi chi phí sản xuất kinh doanh điện trong năm đó là 291.278 tỉ đồng. Thế nên, sau khi cộng tất cả thu chi của EVN năm 2017, thống kê cho thấy EVN vẫn lỗ 2.219 tỉ đồng. Kế đến, tổng chi phí bị tăng lên năm 2018 và 2019 của EVN ước khoảng 20.735 tỉ đồng.

Giá điện chính thức tăng 8,36%. Ảnh minh họa

Như vậy, kể từ tháng 12/2017, tức sau hơn 2 năm giữ ổn định, giá bán lẻ điện bình quân sẽ chính thức tăng từ hôm nay, với mức tăng 8,36%.

Theo Dân trí, trước đó, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, giá điện tính toán trên cơ sở để đảm bảo việc tăng giá không ảnh hưởng tới CPI, GDP; việc tăng giá điện sẽ tác động đến những hộ sản xuất tiêu thụ điện lớn như các nhà sản xuất sắt thép, xi măng.

Liên quan tới điều hành giá điện, tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá cuối tháng 1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo nhấn mạnh phải kiểm soát và minh bạch yếu tố đầu vào, thực hiện điều chỉnh giá điện đồng bộ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, điều chỉnh giá điện phải tính tới sự đồng bộ với giá khí trong bao tiêu, giá than phục vụ cho sản xuất điện và các kịch bản về phân bổ tỷ giá trong sản xuất điện với liều lượng và thời điểm phù hợp.

Trong phương án giá điện năm 2019 cũng đưa vào tính toán các chi phí nhiên liệu được Chính phủ cho phép điều chỉnh đồng bộ khi điều chỉnh giá điện như: Giá than nội địa bán cho sản xuất điện điều chỉnh bước 2 theo mức tăng theo lộ trình do Chính phủ phê duyệt. Khi đó, chi phí mua điện tăng thêm khoảng 2.230 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh giá khí một số nhà máy điện, qua đó 100% nhà máy tuabin khí sẽ thực hiện mua khí theo giá thị trường. Việc điều chỉnh giá khí trong bao tiêu theo thị trường này làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 5.852 tỷ đồng.

Ngoài ra, phương án giá điện năm 2019 cũng đưa vào tính toán các khoản chi phí chênh lệch tỷ giá còn treo chưa được tính vào giá điện.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật