Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao lãi cả nghìn tỷ, nhưng EVN vẫn tăng giá điện?

(DS&PL) -

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên tắc tính chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ gồm các chi phí giá điện mà không bao gồm các chi phí ngoài sản xuất điện.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên tắc tính chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ gồm các chi phí giá điện mà không bao gồm các chi phí ngoài sản xuất điện.

Tại cuộc họp báo chính phủ chiều 1/12, Bộ Công Thương khẳng định, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 6,08% lên mức hơn 1.720 đồng/kWh từ hôm nay được tính toán, cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố tác động giá thành sản xuất kinh doanh điện và hạn chế tối đa tác động đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt doanh thu bán điện hơn 265.500 tỷ đồng, lãi trên 2.658 tỷ đồng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiều PV đã đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công Thương, vì sao lãi cả nghìn tỷ, nhưng EVN vẫn tăng giá điện?

Vì sao lãi cả nghìn tỷ, nhưng EVN vẫn tăng giá điện?. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương cho biết, EVN có lãi từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chung, nhưng riêng sản xuất kinh doanh điện vẫn lỗ gần 594 tỷ đồng. Thực tế, việc điều hành giá điện căn cứ vào các yếu tố đầu vào và đây cũng là yếu tố được quy định rõ trong các quyết định của Chính phủ liên quan đến điều chỉnh giá điện.

Theo ông Tuấn, việc tăng giá điện do giá than bán cho điện đã được điều chỉnh khá mạnh trong các năm qua. Giá khí cũng tăng theo lộ trình và theo thị trường. Cùng đó là các chi phí liên quan đến chênh lệch tỷ giá cũng gia tăng. Tỷ giá dù được giữ ổn định nhưng thực tế vẫn tăng so với các năm trước. Bên cạnh đó, sức ép từ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 9.000 tỷ đồng vẫn chưa được tính đầy đủ vào giá điện.

Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, tùy theo tình hình sản xuất từng năm, việc phân bổ số lỗ tỷ giá của các năm trước sẽ được phân bổ dần trong 5 năm.

EVN hiện đang quản lý 94% việc bán điện trực tiếp cho người dân, với 23,5 triệu hộ. Trong số các hộ này, số hộ dùng điện dưới 50 kWh chỉ có 073%. Các hộ dùng điện từ 50 - 100 kWh/tháng chiếm 32,35%.

Cũng theo đại diện EVN, công tác tăng cường tiết kiệm chi phí của tập đoàn đã được thực hiện nghiêm. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, EVN đã tiết kiệm được 1.266 tỷ đồng. Tính chung các khoản khác, từ đầu năm đến nay EVN đã tiết kiệm được 1.546 tỷ đồng.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật