Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gấp rút đào tạo nhân sự phục vụ tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội

  • Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Thông tin với PV Đời sống & Pháp luật, đại diện Ban Quản lý Metro Hà Nội (MRB) cho biết, để chuẩn bị cho việc vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao từ Depot đến ga S8), đơn vị đang gấp rút đào tạo thực tế (RAMP-UP) cho 50 học viên lái tàu, do Tư vấn Hỗ trợ vận hành thực hiện.

Từ ngày 19/2/2024, Dự án Tuyến ĐSĐT thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Dự án) tiến hành đào tạo thực tế (RAMP-UP) do Tư vấn Hỗ trợ vận hành thực hiện.

RAMP-UP được chia làm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn 1: Tập trung các nhân sự vận hành (nhân sự thuộc phòng điều khiển OCC và nhân sự thuộc tổ Lái tàu), đây là 2 tổ nhân sự quan trọng để đảm bảo việc vận hành tàu an toàn và hiệu quả. Giai đoạn 2: Tất cả các nhân sự còn lại là các nhân sự phòng điều khiển OCC và đội lái tàu sẽ phối hợp với các nhân sự vận hành nhà ga cũng như các nhân sự thuộc tổ bảo trì bảo dưỡng.

 

Khóa đào tạo thực tế RAMP-UP lần 2 bao gồm: đào tạo Nhà ga, đào tạo Lái tàu và đào tạo phòng điều khiển - OCC.

Đào tạo nhà ga bao gồm các vị trí: Trưởng khu ga, Trưởng ca, Nhân viên quản lý tổng hợp, Nhân viên vé, Nhân viên phụ trách an toàn.

Đào tạo lái tàu bao gồm các vị trí: trực ban, lái tàu, quản lý kỹ thuật lái tàu.

 

Đào tạo phòng điều khiển - OCC bao gồm các vị trí: Trưởng OCC, Nhân viên điều độ chạy tàu, Nhân viên điều phối điện, Nhân viên giám sát tín hiệu, Nhân viên điều độ - Kiểm soát môi trường; ….

 

RAMP-UP là một phần trong kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho Vận hành thử theo hình thức đào tạo thực tế. Quá trình này giúp các nhân sự được ôn tập lại các kiến thức đã được đào tạo, tăng cường sử dụng các thiết bị thuần thục, đồng thời nâng cao năng lực phối hợp trong việc vận hành tuyến.

Tất cả các nhân sự được tham gia đào tạo trong RAMP-UP sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo về thiết bị cũng như sử dụng thiết bị của Nhà thầu và Tư vấn. Các nhân sự này sẽ phối hợp để vận hành đoạn trên cao dưới sự giám sát và chỉ dẫn của các chuyên gia, Tư vấn.

Đối với loại hình ĐSĐT, đội ngũ nhân sự lái tàu có vai trò quan trọng, đảm bảo vận chuyển hàng nghìn hành khách trong điều kiện an toàn, đúng giờ và thoải mái nhất. Tổng số nhân sự tham gia đào tạo lái tàu của Dự án là 50 người. Trong đó vị trí lái tàu là 38 người, vị trí lái thử tàu, dồn tàu là 12 người.

Khóa đào tạo thực tế (RAMP-UP) lần 2 sẽ được thực hiện từ 8h - 16h thứ hai đến thứ 6, kéo dài đến khi bắt đầu giai đoạn Vận hành thử. Công tác Vận hành thử (Trial Run) là bước cuối cùng trong 8 Bước Thử nghiệm và Căn chỉnh hệ thống trước khi đưa Dự án vào Vận hành.

XEM THÊM: Thót tim cảnh tài xế chạy ngược chiều trên đường cao tốc trong tình trạng sương mù dày đặc

Công tác Vận hành thử (Trial Run) là Bước cuối cùng trong 8 Bước Thử nghiệm và Căn chỉnh hệ thống trước khi đưa Dự án vào Vận hành. 8 bước bao gồm:

1-Thử nghiệm nghiệm thu tại nhà máy;

2-Lắp đặt;

3-Kiểm tra sau lắp đặt;

4-Thử nghiệm đơn động;

5-Thử nghiệm tích hợp tĩnh;

6-Thử nghiệm tích hợp động;

7-Chạy thử;

8-Vận hành thử.

Nguyễn Lâm

Tin nổi bật