Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gạo lứt, gạo nếp cẩm và nếp than có gì khác biệt?

  • Thục Hiền (T/h)
(DS&PL) -

Do cùng có màu đen, ba loại gạo này thường bị nhầm lẫn là một. Tuy nhiên, chúng khác nhau về cấu tạo hạt, giá thành và giá trị dinh dưỡng.

Gạo lứt, gạo nếp cẩm và nếp than có gì khác biệt?

Gạo lứt, gạo nếp cẩm và nếp than đều là những loại gạo dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng trong các chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt về hình dáng, thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng. 

Gạo lứt: Đây là loại gạo chỉ bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, vẫn giữ nguyên cám và mầm gạo. Nhờ vậy, nó giàu chất xơ, vitamin B, sắt và magie, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, kiểm soát đường huyết và tốt cho tim mạch. Gạo lứt có thể dùng để nấu cơm, nắu cháo hoặc làm các món chay.

Gạo lứt có độ dẻo thấp hơn so với gạo nếp cẩm và gạo thông thường. 

Gạo nếp: Gạo nếp cẩm thuộc nhóm gạo nếp, có màu tím đắm hoặc đỏ tím do chứa hợp chất anthocyanin chống oxy hóa mạnh. Nếp cẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, sắt và canxi, giúp bổ sung năng lượng và củng cố sương. Loại gạo này thường được dùng để nấu xôi, làm bánh, nấu chè hoặc đồ uống bổ dưỡng.

Nếp than: Nếp than có màu đen đắm và hương vị đặc trưng, giống với nếp cẩm nhưng màu sắc đậm hơn. Nếp than rất giàu protein, chất xơ, vitamin E và các khoáng chất, có tác dụng chống lão hóa, tốt cho máu huyết và tim mạch. Nó thường được dùng để nấu xôi, chè hoặc làm bánh.

Phương pháp sử dụng

Gạo lứt, gạo nếp cẩm và nếp than có sự khác biệt về độ dẻo và hương vị nên cách chế biến cũng khác nhau.

Gạo lứt: Bạn có thể sử dụng gạo lứt đen trong các món ăn hàng ngày như cơm lứt, hay cháo lứt. Cần ngâm gạo trước khi nấu.

Gạo nếp cẩm: Là loại gạo dẻo, do đó chế biến thành xôi nếp cẩm sẽ thích hợp hơn. Bên cạnh đó, gạo nếp cẩm cũng có thể được sử dụng làm bánh nếp, chè nếp, hay xôi nếp tùy theo sở thích và khẩu vị.

Gạo nếp cẩm có giá bán cao hơn nếp than bởi giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn.

Gạo nếp than: Nếp than trước khi nấu nên ngâm 30 – 45 phút để gạo nở mềm, khi nấu nhanh chín và dẻo hơn. Nếp than có thể chế biến thành nhiều món như rượu nếp than, xôi nếp than, cháo nếp than, sữa chua nếp than... 

Đối tượng sử dụng

Gạo lứt, gạo nếp cẩm và nếp than có khác biệt cả về đối tượng sử dụng. Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no, rất tốt cho quá trình giảm cân và tăng cường thể lực; những người muốn tập thể hình nên chọn gạo lứt. Tuy nhiên, vì trong thực phẩm này có quá nhiều chất xơ nên những người tiêu hóa kém không nên ăn, mỗi tuần chỉ ăn cơm gạo lứt từ 2-3 lần, ăn nhiều sẽ gây khó tiêu.

Gạo nếp cẩm chứa ít chất xơ nên những người bị dạ dày không nên ăn. Xôi và cháo gạo nếp cẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ, thích hợp cho người già và trẻ em.

Nếp than có màu sắc hạt gạo chỉ một màu đen duy nhất.

Gạo nếp than là một loại thực phẩm khá lành tính, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có lợi cho những người thiếu máu. Tuy nhiên, bản chất của nếp than vẫn là nếp, vì thế những người giảm cân, ăn kiêng không nên lạm dụng mà chuyển sang ăn gạo lứt để đem lại hiệu quả giảm cân tốt hơn.

Tin nổi bật