Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra Biển Đông

(DS&PL) -

8.994 tàu cá Trung Quốc trở lại Biển Đông sau hai tháng rưỡi tạm dừng vì lệnh cấm đánh bắt cá mà chính quyền nước này đưa ra.

8.994 tàu cá Trung Quốc trở lại Biển Đông sau hai tháng rưỡi tạm dừng vì lệnh cấm đánh bắt cá mà chính quyền nước này đưa ra.
Hàng nghìn tàu cá của ngư dân Trung Quốc ngày 1/8 đã quay lại Biển Đông, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài hai tháng rưỡi Trung Quốc đơn phương áp đặt tại vùng biển này hết hiệu lực.
Tàu cá Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, 8.994 tàu cá Trung Quốc trở lại Biển Đông sau hai tháng rưỡi tạm dừng vì lệnh cấm đánh bắt cá mà chính quyền nước này đưa ra. Lệnh cấm áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8, trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây là năm thứ 16 Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông. Hồi tháng 5, trong khi hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam chưa chấm dứt, Trung Quốc đã tiếp tục ra lệnh cấm đánh bắt với tàu cá trong một số khu vực ở Biển Đông, gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, cho rằng lệnh này vi phạm chủ quyền Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam cho rằng lệnh cấm là đơn phương và vô giá trị, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt lệnh sai trái này.
Toàn tỉnh Hải Nam có khoảng 3,4 triệu ngư dân và khoảng 9.000 tàu đánh cá. Để kiểm soát và hỗ trợ ngư dân đánh bắt, hải cảnh tỉnh Quảng Đông thành lập ba đội hỗ trợ tại các cảng khẩu. 
Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên với nguồn dầu khí và thủy sản phong phú, là nơi vận chuyển hàng hóa với giá trị 5.000 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90\% diện tích Biển Đông, gồm cả những vùng biển gần các nước láng giềng Đông Nam Á hơn.

Tin nổi bật