Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gần 23.000 vụ vi phạm về nhãn dán hàng hóa trong 9 tháng đầu năm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - 9 tháng đầu năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29.403 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng.

(ĐSPL) - Thông tin từ Cục quản lý thị trường Bộ Công thương, 9 tháng đầu năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29.403 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt là 58 tỷ đồng.

Gần 23.000 vụ vi phạm về nhãn dán hàng hóa trong 9 tháng đầu năm.

Kết quả này được công bố tại tọa đàm "Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".

Trong đó, giả về chất lượng công dụng 2.288 vụ; giả mạo về nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, bao bì 1.534 vụ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 316 vụ, vi phạm về tem nhãn, bao bì hàng hóa 350 vụ và nhãn dán hàng hóa 22.850 vụ.

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Trưởng ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến để cho người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nắm vững hơn các quy định của pháp luật, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh buôn bán, vận chuyển hàng giả, xâm phạm quyền SHTT; thực hiện nghiêm túc Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lâu, gian lận thương mại...

Trong thời gian qua, công tác phối hợp trong kiểm tra, bắt giữ xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT giữa các lực lượng thực thi đã có chuyển biến tích cực và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn so với tiềm năng của các lực lượng thực thi do một số nguyên nhân như công tác trao đổi thông tin chưa thường xuyên, còn thiếu tính kịp thời, đôi khi phối hợp trong kiểm tra, thanh tra còn chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch hành động. Nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ chưa được nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng thực thi còn hạn chế và cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ.

Hoàng Hà

Tin nổi bật