Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gã Tây lừa tiền phụ nữ Việt: Cách tránh xa “bẫy” tình

(DS&PL) -

Một nữ công nhân ở quận Bình Tân, TP HCM "ngậm quả đắng" khi được gã trai Tây quen biết trên mạng xã hội hứa gửi tặng 25.000 USD.

Một nữ công nhân ở quận Bình Tân, TP HCM "ngậm quả đắng" khi được gã trai Tây quen biết trên mạng xã hội hứa gửi tặng 25.000 USD. Trinh sát của Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội tư vấn cách tránh xa "bẫy".

Đó là nữ công nhân Trần Thị Ngọc Th. (33 tuổi, quê Bình Thuận, tạm trú phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM).

Hai năm trước cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, chị Th. đã quyết định ly dị chồng mặc dù đã có 3 đứa con. Ở quê, công việc không ổn định nên chị Th. đã gửi 2 con lớn cho cho ba mẹ và dẫn con út 5 tuổi vào TP HCM làm công nhân ở một xưởng may. Làm từ sáng đến tối tiền lương chỉ 5 triệu đồng/tháng. Để có thêm tiền lo cho các con, chị Th. kinh doanh thêm quần áo trực tuyến ở facebook cá nhân.

Gã Tây gọi video facebook trò chuyện với chị Thành

Giữa tháng 4/2018, chị Th. bất ngờ nhận được lời mời kết bạn từ một tài khoản có tên Morgan Lombardi đến từ nước Anh. Sau đó, người này chủ động nhắn tin làm quen.

"Chỉ trong vòng 1 tuần trò chuyện anh này đã chủ động thông tin gửi tặng 25.000 USD cho tôi để có vốn làm ăn, chăm lo gia đình. Tôi mừng rơi nước mắt và nghĩ bụng con mình sẽ được ăn học tốt", chị Th. nhớ lại.

Thế rồi, chị nhận được cuộc gọi từ số di động từ một người lạ. Đầu dây bên kia một giọng nữ xưng là nhân viên công ty Bưu điện hiện đang giữ phần quà từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, bên trong có nhiều vật giá trị nên hàng bị giam tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Để có thể lấy được tài sản người này yêu cầu chị Th. phải gửi số tiền 500 USD (Khoảng 11,2 triệu đồng) vào một số tài khoản cá nhân.

Người tự xưng là nhân viên bưu điện nhắn tin số tài khoản yêu cầu chị Thành gửi 500 USD để có thể nhận được quà từ nước ngoài.

Trong lúc đang suy nghĩ, chị lập tức nhận tin nhắn từ gã trai Tây cho rằng hàng chuyển về Việt Nam nếu không đóng tiền công an sẽ phạt và đi tù 7 năm. "Nghe đi tù là tôi hoảng vội chạy mượn những người bạn số tiền 6 triệu và gom hết những đồng tiền dư mới đủ chuyển khoản", chị Th. nêu.

Khi hay tin tiền đã chuyển, vị khách quen biết trên mạng dò hỏi chị hiện còn tiền nữa hay không. Nếu không còn hãy tranh thủ vay mượn bạn để có thể nhận những quà gồm điện thoại, ipad giá trị hơn.

Lúc này, trong túi chỉ còn 200.000 đồng nhưng gã trai Tây vẫn thúc dục gửi tiền để có thể tặng thêm quà.

Chị Th. buồn bã nói: "Còn bao nhiêu tiền tôi cũng mang đi gửi và sau đó gọi lại số nhân viên bưu điện thì không liên lạc được. Lúc này mới nhận ra mình đang bị lừa đảo. Tháng này không biết lo cho các con ra sao".

Theo trinh sát của Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội, đối tượng gây án thường chủ động sử dụng mạng xã hội để làm quen với các phụ nữ sống đơn thân, ly hôn. Sau khi trò chuyện và chiếm được cảm tình của bị hại, đối tượng thông báo sẽ gửi tặng các đồ vật có giá trị như tiền, dây chuyền, ĐTDĐ thông qua chuyển phát nhanh theo đường hàng không.

Để “con mồi” sập bẫy, các đối tượng đã nghiên cứu kỹ lưỡng lịch trình các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như các thủ tục liên quan đến thuế, hải quan tại cửa khẩu.

Đồng bọn của đối tượng trực tiếp làm quen với bị hại sẽ giả danh nhân viên hải quan, cơ quan thuế, nhân viên sân bay hoặc công ty chuyển phát nhanh gọi điện thông báo lô hàng chuyển phát đang bị tạm giữ.

Nại ra nhiều lý do khác nhau, đối tượng yêu cầu bị hại phải nộp các khoản tiền lên đến hàng trăm triệu đồng vào tài khoản do chúng cung cấp để nhận lại lô hàng.

Những chiêu trò lừa đảo qua mạng thường đánh vào sự nhẹ dạ và lòng tham của các bạn trẻ. Hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi hơn. Những bức thư không chỉ dùng những lời lẽ ngon ngọt mà thường kèm theo những câu chuyện “bi thương” về cuộc đời để lợi dụng lòng trắc ẩn của “con mồi”. Không những thế, ngay từ bức thư đầu tiên , chúng còn gửi ảnh và cả số điện thoại cá nhân để tạo niềm tin.

Chỉ cần thiếu tỉnh táo, say sưa thiết lập mối quan hệ với “bạn bè quốc tế” kiểu này, bạn trẻ chúng ta coi như đã đặt một chân vào bẫy. Để tránh bị lừa bởi trò kết bạn và tặng quà qua mạng, các chuyên gia về công nghệ thông tin lưu ý, những người kết bạn cần kiểm tra kỹ thông tin của người bạn mới trên Facebook, bao gồm: Thông tin cá nhân, hình ảnh đại diện, album ảnh, số lượt “like” và “comment” của bạn bè trong Friend List của người đó.

Facebook cá nhân thường không có ảnh đại diện hoặc ảnh lấy trên mạng, ảnh nhận được rất ít bình luận. Ngoài ra cần phải chú đến những dấu hiệu đặt biệt đó là, những kẻ lừa đảo thường không bao giờ cho bạn kết nối webcam mà chỉ gửi ảnh, ảnh có dung lượng rất thấp, không thể phóng to ra. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cách nói chuyện của những người này rất mâu thuẫn. Họ thường không nhớ mình đã nói gì. Chỉ cần lật lại một số vấn đề nhỏ, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra sự giả dối.

Những kẻ có ý đồ lừa đảo thường nhắn tin làm quen qua Facebook nhưng lại yêu cầu bạn liên hệ qua e-mail. Để cảnh giác trước những đối tượng này hãy copy thông tin về người bạn đó (như số điện thoại, e-mail, một đoạn thư người ấy gửi cho bạn) rồi dán vào thẻ tìm kiếm Google. Rất nhiều thông tin lừa đảo đã được cộng đồng mạng phát hiện và cảnh báo trên các diễn đàn. Khi người lạ muốn tặng quà hoặc chuyển tiền mặt cho bạn và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, đề cập đến việc “đóng khoản phí nhỏ”, dù với mục đích gì , hãy từ chối ngay không cần suy nghĩ./.

Nam Anh (T/h)

Tin nổi bật