Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đường "cong mềm mại": Bởi lòng người lúc cong lúc thẳng...?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Khi lý giải về đường Trường Chinh “cong mềm mại” đã tràn trên báo chí, cảm xúc nhiều chiều của công luận cũng xuất hiện nhiều cung bậc khác nhau.

(ĐSPL) - Khi lý giải về đường Trường Chinh “cong mềm mại” đã tràn trên báo chí, cảm xúc nhiều chiều của công luận cũng xuất hiện nhiều cung bậc khác nhau. Nhưng ai ai cũng nghi ngờ: đường cong là do lòng người không thẳng?

Khi các bên liên quan đã lên tiếng giải trình, thì công luận bắt đầu hiểu rằng, vì sao cuộc sống lại tồn tại nhiều chữ “nếu”.

Nếu việc mở rộng đường Trường Chinh cứ thực hiện theo đúng quyết định 108 ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thì con đường này đã thẳng, chứ không “cong mềm mại” như lời ông Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội phát biểu.

Đường Trường Chinh "cong mềm mại"...

Thiếu tướng Mai Văn Cương - nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân - là người đã ký vào văn bản 193 (ngày 13/4/2000) gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ hố Mẻ đến cống Chéo) 7m về phía Bắc, còn lại phát triển về phía Nam đủ mặt cắt đường 53,5m.

Nếu, như lời khẳng định của Thiếu tướng Mai Văn Cương với báo chí, “đường Trường Chinh được thực hiện như phương án ban đầu (…) mỗi bên lấy từ tim đường vào 27,5m – đường chạy thẳng tắp vào nhà dân hay cơ quan nhà nước đều bị cắt như nhau, thì không có chuyện thò ra, thụt vào như hiện nay”. Nhưng hiện đường đã cong rồi, nghi ngờ của công luận về lợi ích nhóm, hay né nhà quan chức… không phải là không có cơ sở.

Lại còn một thực tế nữa, theo lời Thiếu tướng Mai Văn Cương: năm 2000, ông là cấp phó, nên phải chịu sức ép để ký văn bản 193, dù ông biết văn bản đó là sai. Ông còn khẳng định, tại thời điểm đó, ông nghĩ TP. Hà Nội sẽ không chấp thuận ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân chủng – Phòng không, vì “con đường đang đi thẳng, họ sẽ không để nó đi cong”. Thế là khá rõ, nếu TP. Hà Nội vẫn kiên định chủ trương để đường đi thẳng thì sự “cong mềm mại” này, chắc không thể xảy ra.

Đến bây giờ, nhiều lý giải từ các cơ quan chức năng vẫn chưa làm công luận thôi đặt dấu hỏi về cái sự “cong mềm mại”. Dù là vì lý do tiết kiệm ngân sách, hay lý do kỹ thuật khi thực hiện dự án theo tỉ lệ thiết kế, thì công luận vẫn cần một lời khẳng định thuyết phục về việc tại sao con đường phải “cong mềm mại”. Công luận không cần những lý giải vòng vo, những viện dẫn rối rắm, chỉ cần các cơ quan chức năng trả lời một câu hỏi: lý do chính đáng để con đường phải “cong mềm mại” là gì? Công luận chỉ cần có chứng cứ thuyết phục để khẳng định: “cong mềm mại” không phải là để “né nhà quan chức”, “né nhà lãnh đạo”, và đây là điều tất yếu để đảm bảo lợi ích hài hòa của xã hội.

Thiếu tướng Mai Văn Cương khẳng định, ông ký văn bản 193 này là do sức ép.

Vì như lời của ông Nguyễn Văn Thịnh – Phó chánh văn phòng UBND TP Hà Nội khẳng định, không có chuyện “bẻ cong đường né nhà lãnh đạo”, bởi quan điểm của thành phố là làm nghiêm túc, không có khái niệm “nhà lãnh đạo” hay “nhà quan chức”, nhà lãnh đạo thì cũng không khác gì nhà người dân bình thường. Công luận cần nhìn thấy những việc làm để chứng tỏ lời khẳng định của UBND TP Hà Nội là ngay thẳng.

Trong khi công luận vẫn đang chờ đợi những lý giải thuyết phục hơn từ cơ quan chức năng về con đường “cong mềm mại”, thì Thiếu tướng Mai Văn Cương đã đề nghị cùng cơ quan chức năng ra hiện trường để xác định thực tế con đường có cong hơn so với văn bản mà ông đã ký dưới sức ép nào đó hay không. Đề nghị thẳng thắn này, nếu được các cơ quan chức năng chấp thuận, chưa biết có sửa được con đường từ “cong mềm mại” thành “thẳng mềm mại” hay không, nhưng rõ ràng đó là một đề nghị có trách nhiệm.

Có phải bởi lòng người lúc cong lúc thẳng, nên con đường đoạn thẳng đoạn cong?

Tin nổi bật