Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dược chất Ketoconazole trong dầu gội: Chuyên gia nói gì?

(DS&PL) -

Liên quan đến chất Ketoconazole dùng trong Dầu gội, PV đã có cuộc trao đổi với Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thành, nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da l

Liên quan đến chất Ketoconazole dùng trong Dầu gội, PV đã có cuộc trao đổi với Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thành, nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Quốc gia về việc sử dụng chất này trong mỹ, dược phẩm.

PV: BS có thể cho biết việc các nhà sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm sử dụng dược liệu thiên nhiên vào việc chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp của người Việt đang được thực hiện như thế nào?

- Bác sỹ Nguyễn Văn Thành: Thực tế hiện nay cho thấy nguồn dược liệu có nguồn gốc Việt Nam đóng góp cho việc chữa trị bệnh cho người Việt chưa được nhiều. Nguồn dược liệu ở Việt Nam rất phong phú, nghiên cứu của người Việt về dược liệu chưa thật hoàn hảo. Do đó các hoạt chất có tác dụng trong dược liệu chưa biết được hết nên việc áp dụng dược liệu vào điều trị là chưa được hoàn thiện. Nhưng có một số công ty, xí nghiệp dược bắt đầu tận dụng được các thế mạnh từ nguồn dược liệu và tinh hoa y học cổ truyền của dân tộc để khai thác. Trong da liễu có rất nhiều phát kiến về việc sử dụng dược liệu ra dựa trên công nghiệp dược hiện đại để chiết xuất ra những tinh chất trong cây cỏ mà ông cha ta từng sử dụng. Ví dụ, chúng ta thấy một số bài thuốc dân gian cổ truyền được sử dụng phổ biến nhất đó là dùng làm dầu gội như bồ kết, hương nhu, sả…và làm sữa tắm.

Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thành, nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Quốc gia.

- PV: Theo BS việc các nhà sản xuất trong nước áp dụng công nghệ hiện đại chế xuất sản phẩm trên cơ sở nguồn dược liệu tự nhiên có là lợi thế cạnh tranh?

Trong các bệnh mãn tính thì việc sử dụng dược liệu như trên có thể là ưu thế để cạnh tranh. Đặc điểm của việc áp dụng dược liệu và khoa học công nghệ cho thấy, có thể ngày xưa ông cha ta dùng hàng gánh mới ra được một chút dược liệu và quy trình rất lích kích. Ví dụ, việc dùng bồ kết để làm dầu gội thì các cụ phải dùng chậu lớn, nướng hàng chục quả bồ kết rồi dã, bẻ và phơi ra nắng để gội đầu còn hiện nay nhờ công nghiệp dược, các doanh nghiệp đã chiết xuất ra những chất cần thiết, đồng thời tăng độ đậm đặc lên nên bỏ qua được rất nhiều khâu lích kích như trước đây. Kết quả thu về cho thấy số lượng tuy ít, quy trình áp dụng ngắn nhưng tinh chất lấy ra được thì nhiều. Hiện một số đơn vị trong nước đã nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm có tác dụng trong thực tế và được người dân đón nhận.

PV:BS có thể nói rõ về dược chất “Ketoconazole” trong mỹ phẩm, dầu gội. Theo ông chất này sử dụng có vấn đề gì đáng quan ngại không?

- Việc “ganh tỵ” hoặc “đố kỵ” dựa trên các lợi thế cạnh tranh hoặc “tranh cãi” về chuyên môn giữa các đơn vị kinh doanh với nhau là điều khó tránh khỏi. Còn về sản phẩm sử dụng chất “Ketoconazole” tôi thấy đã có rất nhiều dạng được dùng qua đường uống, bôi, dầu gội, xịt. Các công ty nước ngoài đã nghiên cứu rất kỹ, “Ketoconazole” xuất hiện trên thế giới vào năm 1976 với những tác dụng đến nấm da. Lúc đó, gần như “Ketoconazole” là cứu cánh cho ngành da liễu trên toàn thế giới vì nó sở hữu tác dụng diệt nấm rất tốt. Sau đó, đến năm 1980 “Ketoconazole” được sử dụng rộng rãi.

Trên thế giới, điển hình là hãng Janssen Cilag với sản phẩm dầu gội Nizoral Shampoo sử dụng 2% “Ketoconazole” và đang được bán rộng rãi. Với mỗi dạng sử dụng “Ketoconazole” đều có những quy định cụ thể vì không chỉ riêng chất này mà tất cả các chất khác sử dụng trong dược đều có tác dụng chính và tác dụng phụ. Ở Việt Nam có sản phẩm Dầu gội Thái Dương, thành phần gồm 23 vị nhưng “Ketoconazole” chỉ có 0,5%, là mức rất thấp so với các dầu gội nước ngoài khác là 2%. Với nồng độ này thì qua sử dụng lâm sàng chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào có tác dụng phụ. Mặt khác, “Ketoconazole” trong dầu gội thẩm thấu qua da mà da là một cơ quan giống “bức tường ngăn” khá hoàn hảo nên để “Ketoconazole” khó gây tác dụng phụ trên da.

- PV: BS đã gặp trường hợp bệnh nhân nào gặp tác dụng phụ của dược chất “Ketoconazole”?

Tôi chưa từng gặp. Như tôi nói khi “Ketoconazole” ra đời là cứu cánh cho ngành da liễu và có những đóng góp vượt trội so với các sản phẩm trị nấm trước đó. Ví dụ như xuất hiện á sừng, vẩy, da dầu ở trên đầu thì Dầu gội Thái dương ngoài tác dụng làm bong vẩy, chất “Ketoconazole” còn có tác dụng điều trị vẩy da dầu trên đầu. Việc sử dụng “Ketoconazole” trong dầu gội đã được nghiên cứu rất kỹ càng ở Đại học Y Hà Nội, Viện Quân Y 103 và đã được các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam thẩm định cho lưu hành sản xuất theo quy mô công nghiệp.

- PV: Dưới góc độ quản lý BS đánh giá như thế nào về việc sử dụng dược chất này?

- Theo tôi nên quan tâm đến việc người ta sử dụng mỹ phẩm đó để làm gì, nếu như chỉ để làm đẹp thông thường thì chả ai đưa “Ketoconazole” vào làm gì nhưng nếu vừa phục vụ mục đích làm đẹp vừa khắc phục tình trạng da dầu, vẩy… thì dĩ nhiên phải đưa “Ketoconazole” vào. Phải xem trong thành phần các chất khi đưa thêm “Ketoconazole” vào có tương kỵ với nhau không vì nếu tương kỵ đưa vào sẽ phát sinh những thứ không mong muốn. Còn việc hạn chế sử dụng “Ketoconazole” thì tôi chưa nghe. Khi các đơn vị đưa “Ketoconazole” vào dầu gội thì đã phải chấp hành nghiêm các quy định của Bộ Y tế. Chất Ketoconazole không nằm trong danh mục thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

- PV: Xin cảm ơn ông!

Chuyên gia hàng đầu về Da liễu tại Việt Nam: PGS. TS bác sĩ Phạm Văn Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc Gia, nguyên chủ nhiệm bộ môn Da liễu Đại Học Y Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam chia sẻ:

Trong đời sống hiện nay, Ketoconazole được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến nấm, trong đó có nấm da, nấm móng, nấm tóc thậm chí nấm nội tạng, nấm lưỡi. Và chất này được sử dụng với nhiều dạng khác nhau như: dạng thuốc viên, dạng thuốc bôi và dạng nước. Việc đưa chất này vào dầu gội là nhằm kiềm chế các chủng nấm nêu trên phát triển trên da người.

Bằng kiến thức khoa học và kinh nghiệm của mình, tôi có thể khẳng định, đây là chất không gây hại cho con người. Tôi lấy dẫn chứng, trong cuốn sách “Thuốc biệt dược và cách sử dụng” tại trang 391 có viết đầy đủ tên của Ketoconazole và biệt dược của nó. Chất Ketoconazole còn có biệt dược là Nizoral được hãng Janssen Cilag sản xuất, đây là một hãng sản xuất thuốc có uy tín. Trong các sản phẩm này có nhiều dạng khác nhau như: Trộn bôi có kem, dạng xịt tóc, dạng thuốc viêm để uống, dạng dung dịch để uống.

Tóm lại, chất này không gây hại cho người dùng. Đương nhiên, thuốc nào cũng có tác dụng phụ chứ không thể nói rằng là tốt một cách tuyệt đối nhưng trong thực tế thì Ketoconazole có rất ít tác dụng phụ.

Hoàng Tâm

Tin nổi bật