Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế, người đàn ông bị điện giật

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Người đàn ông được cấp cứu tại hiện trường trong tình trạng vật vã, bỏng nặng bàn tay phải, cẳng chân hai bên, bàn chân sau khi dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế.

Dân trí đưa tin, sau khi nhận được thông tin các bác sĩ tại một phòng khám tư nhân ở Tuyên Quang đã nhanh chóng đến hiện trường cấp cứu bệnh nhân bị điện giật .

Khi đó, bệnh nhân trong tình trạng vật vã, bỏng nặng bàn tay phải, cẳng chân hai bên, bàn chân do bị điện giật.

 Bệnh nhân trong tình trạng vật vã cẳng chân hai bên. Ảnh BVCC.

Tại hiện trường, các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, thiết lập đường truyền và chuyển bệnh nhân về phòng khám. Bệnh nhân được giảm đau, chống sốc và băng vết bỏng. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Người nhà của bệnh nhân cho biết, khi đang làm việc tại nhà thì có dây điện vướng vào nên bệnh nhân đã lấy gậy nhôm để gạt dây điện ra khỏi khu vực làm việc không may bị điện từ đường cao thế gần đó phóng vào người.

Tay của bệnh nhân bị bỏng nặng. Ảnh: BVCC.

Theo Vietnamnet, bệnh nhân bị bỏng do điện cao thế có tỷ lệ tàn phế cao, thời gian nằm viện kéo dài và thường để lại sẹo xấu do phải phẫu thuật nhiều lần, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm độc.

Vì vậy, người dân cần đặc biệt lưu ý khi làm việc và di chuyển tại các khu vực có điện lưới, nơi có trạm điện, đường điện cao thế, nhất là trong mùa mưa bão.

Khi gặp người bị bỏng điện, cần tìm mọi cách để tách nguồn điện ra khỏi cơ thể nạn nhân bằng cách ngắt cầu giao, tháo cầu chì, dùng que gỗ khô, que nhựa (không dẫn điện) gạt dây (vật) dẫn điện ra khỏi nạn nhân và đưa ra vùng an toàn.

Ngay sau đó, phải kiểm tra chức năng sống của nạn nhân. Nếu có ngừng tim, tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ. Đồng thời, liên hệ sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. 

Vết thương do bỏng gây ra, bạn có thể đắp gạc, băng che phủ vết thương. Lưu ý chỉ vận chuyển đi cơ sở y tế cấp cứu và xử trí vết thương khi đã khôi phục tuần hoàn và hô hấp.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật