Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng cạo râu tùy tiện, đặc biệt lưu ý điều số 2 để tránh đột quỵ

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Nếu các quý ông không chú ý đến thời gian cạo râu, rất có thể sẽ gặp phải tình huống nguy cấp.

Để thể hiện vẻ đẹp giới tính đặc trưng, khác với đàn ông Trung Đông, những bộ râu rậm không thích hợp với đa số đàn ông châu Á, bởi vậy cạo râu là công việc hàng ngày. Dù đã trở thành thói quen, nhiều người nghĩ rằng cạo râu lúc nào cũng được. Nhưng thực tế có những thời điểm không nên cạo râu.

Trước và sau khi tập thể dục

 

Theo Người đưa tin, nhiều người thường có thói quen "tút" lại nhan sắc của mình trước khi đi tập thể dục. Tuy nhiên, lưu ý, không nên cạo râu trước và sau khi tập thể dục hoặc làm các công việc nặng nhọc khác mà đổ môi nhiều. Bởi quá trình vận động khiến cơ thể làm việc với cường độ cao, máu lưu thông nhanh, tuyến mồ hôi cũng được kích thích bài tiết.

Đặc biệt, mồ hôi vốn chứa nhiều vi khuẩn độc hại, khi cạo râu không tránh khỏi vết thương hở, gây viêm nhiễm không có lợi cho làn da. Ngoài ra mồ hôi ngấm vào những lỗ chân lông hở cũng gây cảm giác bỏng rát như kim châm.

Bởi vậy, nếu phải hoạt động mạnh ngay sau khi cạo râu thì nên massage cho vùng da vừa cạo từ 20-30 phút để lỗ chân lông khít lại để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.  

Trong khi tắm

Cạo râu trong và sau khi tắm là hành động thường có của cánh mày râu, tuy nhiên hành động này hoàn toàn không phù hợp. Vì hành động trong phòng tắm cao khiến lỗ chân lông giãn nở tạo điều kiện cho vi khuẩn, xà phòng chảy vào lỗ chân lông vừa cạo gây kích ứng dam, thậm chí nhiễm trùng.

Quan trọng hơn, trong thời tiết lạnh buốt mùa đông, ở trong phòng tắm quá lâu, nhiệt độ chênh lệch lớn hoàn toàn không tốt cho cơ thể, nhiều trường hợp ghi nhận đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên nghỉ ngơi sau khi tắm, để da trở lại trạng thái bình thường, cạo râu sẽ an toàn hơn.

Cạo râu ngay sau khi thức dậy

 

Thời gian nghỉ ngơi ban đêm dù con người ở trạng thái tĩnh nhưng các cơ quan khác trong cơ thể vẫn hoạt động. Da mặt thời điểm này cũng tiết ra nhiều chất nhờn, thậm chí có một số người còn chảy dãi trong khi ngủ. Điều này sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa, khi ngủ dậy, cơ thể mất nước tương đối nhiều, da thường ở trạng thái khô, lúc này nếu cạo râu da rất dễ bị nổi mụn.

Bởi vậy không nên cạo râu ngay sau khi thức dậy, thay vào đó hãy rửa mặt trước, sau đó mới cạo râu. Điều này có thể ngăn chặn một số lượng lớn vi khuẩn xâm nhập nang lông và giảm khả năng bị trầy xước da mặt.

3 thói quen có thể gây đột quỵ

1. Thức khuya

Thức khuya có thể dễ bị đột quỵ. Điều này dễ xảy ra ở người trẻ, vì có thói quen thức khuya, ngủ ít. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng từ 1,7% – 2,5%, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thức khuya chính là một trong số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu người thường xuyên thức khuya có nguy cơ đột quỵ cao hơn 7% so với người ngủ đủ giấc, đúng giờ.

Các chuyên gia cho rằng việc thức khuya thường xuyên sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim, áp lực lên tim và các cơn co thắt trong cơ tim, từ đó khiến cho tim phải làm việc quá tải. Lúc này hoạt động bơm máu của tim sẽ bị kém, máu luẩn quẩn nên dễ dẫn đến tình trạng hình thành các cục máu đông – yếu tố gây ra hơn 80% số ca đột quỵ.

Không những thế thức khuya còn có thể làm tăng chỉ số khối của cơ thể (BMI) và những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2- là những yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Người ta ghi nhận thấy thói quen thức khuya thường xuyên không chỉ gây bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ mà còn liên quan khá chặt chẽ đến các bệnh như ung thư, trầm cảm, suy giảm hệ miễn dịch, thị lực kém, suy nhược thần kinh, đau dạ dày, rối loạn nội tiết tố gây sạm da và tăng cân…

Đặc biệt người thức khuya thường xuyên tiêu thụ khá nhiều thức uống kích thích như trà, cà phê, thường ăn khuya nên làm tăng nguy cơ mắc bị đột quỵ và các bệnh tật khác.

2. Áp lực công việc 

Nhiều người có thói quen làm việc không khoa học, không cân bằng trong cuộc sống, chịu nhiều áp lực bởi công việc cũng có nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu nếu làm việc quá 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm việc từ 35 – 40 giờ. Con số này được tính toán dựa trên cả sự khác biệt về giới tính, địa vị và tuổi tác.

Ngoài ra, áp lực từ cuộc sống hay các vấn đề gia đình có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, cũng góp phần tạo ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ.

Lý giải vấn đề này, các ghi nhận cho thấy căng thẳng có thể khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng lượng đường và chất béo trong máu. Sự gia tăng các tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và di chuyển đến não gây đột quỵ.

Ngoài ra khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một số loại hormone có thể dẫn đến xơ cứng động mạch và mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng khả năng bị đột quỵ.

Do vậy, để giảm nguy cơ đột quỵ chúng ta không để áp lực công việc ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và sức khỏe. Hãy kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý để tránh nguy cơ đột quỵ.

3. Ít vận động

Thói quen ít vận động cũng có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần.

Theo nghiên cứu, những người lười biếng thường gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn các đối tượng khác. Khi không vận động hay tập thể dục, cơ thể có thể rối loạn và khiến huyết áp tăng cao, điều này dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

Khi chúng ta ngồi nhiều, lưu thông máu trong cơ thể trở nên kém hiệu quả, khiến lượng máu lên não bị thiếu hụt nghiêm trọng, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu. Mặt khác, việc ít hoặc không vận động có thể làm các cơ bắp yếu đi, khả năng điều hòa huyết áp và duy trì lượng đường trong máu giảm sút. Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Do đó, để có sức khỏe tốt, mỗi cá nhân nên thiết lập chế độ vận động thích hợp theo cơ địa, theo Sức khoẻ & Đời sống.

Tin nổi bật