Trứng vịt lộn là trứng vịt được ấp trong thời gian từ 12 đến 20 ngày. Món ăn này khiến nhiều người phương Tây sợ hãi nhưng lại được yêu thích ở một số nước châu Á như Việt Nam, Philippines.
Có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng người dân thường ăn trứng luộc trong 20-30 phút, cho gia vị, ăn kèm với gừng, rau răm, dưa góp. Nước tiết ra từ trứng cũng khá thơm ngon.
Mặc dù rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng có những nhóm người không thích hợp để ăn.
Công dụng của trứng vịt lộn
Theo Ủy ban Dinh dưỡng Quốc gia Philippines, trứng vịt lộn là nguồn protein rẻ và dễ tiếp cận ở Đông Nam Á. Một quả chứa 188 calo, 14g protein, 14,2g chất béo, 116mg canxi và 2,1mg sắt.
Ngoài ra, chúng chứa đầy canxi, sắt và phốt pho, vitamin C và beta-carotene, hai chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách loại bỏ các gốc tự do khỏi máu. Trứng cũng chứa niacin, riboflavin và thiamine, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.
Đừng ăn trứng vịt lộn nếu bạn là một trong những nhóm người này.
Cả nam giới và phụ nữ đều có thể ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên người ta tin rằng đối với phụ nữ, loại thực phẩm này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.
Đối với nam giới, hàm lượng protein cao trong trứng vịt lộn tạo ra một lượng nhiệt lớn khắp cơ thể, thậm chí ở Philippines, người dân gọi đó là Viagra. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào chứng minh điều đó.
Những người không nên ăn trứng vịt lộn
Người mắc bệnh tim mạch
Trứng vịt lộn chứa một hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ. Vì thế, lời khuyên cho những người mắc bệnh tim mạch là không nên ăn trứng vịt lộn.
Người bị huyết áp cao
Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.
Người mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ
Nhóm người này ăn trứng vịt lộn thường xuyên bệnh sẽ ngày một nặng hơn. Vì lượng đạm lớn trong trứng vịt lộn sẽ kích thích sự tích tụ của mỡ trong máu và gan, khiến bệnh nặng thêm.
Người mắc bệnh về gan, tỳ vị
Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.
Đừng ăn trứng vịt lộn nếu bạn là một trong những nhóm người này.
Người muốn giảm cân
Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân và sẽ không tốt cho những ai đang muốn giảm cân.
Người đang mang thai
Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm sống. Rau răm tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu… cho người bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Gừng tươi nóng, kích thích tiêu hóa, giải độc, tốt cho tim mạch… nhưng có thể gây sảy thai đầu thai kỳ nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.
Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ tích quá nhiều đạm, chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol xấu trong máu cũng không tốt.
Người vừa sinh con
Sở dĩ sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì trong loại thực phẩm này có chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1-2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.
Trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa thể phát triển hoàn toàn, chính vì vậy nếu bố mẹ cho bé ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bé từ 5 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ một đến 2 lần là đủ.
Đừng ăn trứng vịt lộn nếu bạn là một trong những nhóm người này.
Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm
Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn.
Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm
Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.
Đừng ăn trứng vịt lộn nếu bạn là một trong những nhóm người này.
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn
Theo thói quen có nhiều người sau khi ăn xong trứng vịt lộn sẽ uống ngay một tách trà để làm sạch và thơm miệng. Tuy nhiên trong lá trà lại có chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein trong trứng sẽ gây khó tiêu hóa do nhu động ruột.
Như Quỳnh (T/h)