Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Protein từ trứng là loại protein hoàn chỉnh mà cơ thể chúng ta cần nhất. Đồng thời chất béo, sắt và canxi trong trứng cũng dễ dàng được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Trứng rất giàu vitamin A, vitamin B2, vitamin B1… là những dưỡng chất mà cơ thể chúng ta rất cần và dễ bị thiếu hụt.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này.
Những người không nên ăn trứng
Người đang sốt cao
Protein trong trứng là protein hoàn chỉnh, có thể phân hủy vào cơ thể để sinh ra nhiều nhiệt hơn, đây gọi là tác dụng động đặc biệt của thức ăn. Hiệu ứng động đặc biệt này có tác dụng lớn nhất của protein và tác dụng tăng lượng calo có thể đạt khoảng 30%. Vì vậy, sau khi người bị sốt ăn trứng, khả năng sinh nhiệt của cơ thể tăng lên và khả năng tản nhiệt giảm đi, giống như “đổ thêm dầu vào lửa”. Càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ.
Những người không nên ăn trứng kẻo mang bệnh vào người.
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận, đặc biệt là viêm thận nên tránh trứng càng xa càng tốt. Dù là trứng gà, vịt hay chim chóc…
Bởi vì khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu. Người thận yếu, mắc các bệnh thận khác tốt nhất cũng không nên ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn trứng.
Người mắc bệnh sỏi mật
Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần. Nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa.
Người đang điều trị bệnh tim mạch
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy, ăn 3 quả trứng một tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên. Các mảng bám này sẽ thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Thêm vào đó, những mảng bám có thể vỡ ra, hình thành các cục máu đông chặn dòng chảy của máu, gây đột quỵ hoặc đau tim. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị nên ăn trứng vừa phải để phòng bệnh tim mạch, nếu đang điều trị các bệnh tim mạch thì tốt nhất không nên ăn.
Người mắc bệnh gan, nhất là viêm gan
Trứng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormone. Nhưng cũng vì trứng rất bổ, nhiều chất nên khó tiêu nên khi ăn trứng, khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Do vậy, những người bị bệnh gan không nên ăn trứng, nếu ăn nhiều, trong thời gian dài có thể càng làm cho gan yếu hơn rồi bệnh nặng, dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan…
Những người không nên ăn trứng kẻo mang bệnh vào người.
Đặc biệt, bệnh nhân viêm gan "đại kỵ" với trứng - nhất là phần lòng đỏ trứng. Bởi phần này tập trung nhiều dinh dưỡng, có chứa axit béo và cholesterol và cả hai đều cần được chuyển hóa ở gan. Gánh nặng quá mức cho gan không có lợi cho việc phục hồi bệnh viêm gan, dễ làm bệnh nặng hơn hoặc các biến chứng khác.
Người bị tiêu chảy
Người bị tiêu chảy cũng cần kiêng kỵ trứng vì đây thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứng
Một số người sẽ bị đau dạ dày hoặc phát ban sau khi ăn trứng, nguyên nhân là do dị ứng với trứng. Protein trong trứng có tính kháng nguyên và tương tác với các tế bào mast nhạy cảm mang kháng thể trên bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, có thể gây ra phản ứng dị ứng và các triệu chứng dị ứng như đau dạ dày hoặc bụng, tiêu chảy và phát ban.
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi. Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Những lưu ý khi ăn trứng
Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ
Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kỹ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua…) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kỹ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng như vi khuẩn salmonella.
Không nên kết hợp trứng với tỏi
Theo Đông y, trứng gà không nên kết hợp với tỏi. Khi ăn chung hai món này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, ăn trong lúc bụng rộng dễ sinh ra buồn nôn, choáng váng. Không những thế, nếu chiên tỏi quá cháy sẽ dẫn đến việc sinh ra nhiều chất độc.
Không nên ăn quá nhiều trứng
Trứng tuy là thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Chỉ cần ăn hai lòng đỏ trứng mỗi sáng là cơ thể đã hấp thu lượng choleterol vượt xa mức cho phép.
Trong lòng đỏ trứng gà, vịt có chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quá trứng nặng khoảng 17 gram có thể chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. trong khi đó, một người không nên tiêu thụ quá 300mg cholesterol/ngày.
Những người không nên ăn trứng kẻo mang bệnh vào người.
Không nên ăn quá nhiều trứng rán
Ngoài luộc, trứng có thể được chế biến thành một số món ngon khác. Trong đó, trứng rán là món ăn được khá nhiều nhiều yêu thích. Tuy nhiên, món trứng rán không thực sự tốt cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều. Khi rán trứng, bạn sẽ phải sử dụng đến dầu ăn, các loại gia vị như muối, hạt nêm...
Ăn trứng rán thường xuyên nghĩa là bạn đã tiêu thụ không ít chất béo. Ngoài ra, lượng calorie có trong trứng rán cũng tương đối cao, có thể ảnh hưởng đến việc giảm cân
Những món ăn "đại kỵ" với trứng
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Không nên cho bột ngọt vào trứng
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm vì ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Không nên kết hợp trứng với tỏi
Theo Đông y, trứng gà không nên kết hợp với tỏi. Khi ăn chung hai món này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, ăn trong lúc bụng rộng dễ sinh ra buồn nôn, choáng váng. Không những thế, nếu chiên tỏi quá cháy sẽ dẫn đến việc sinh ra nhiều chất độc.
Những người không nên ăn trứng kẻo mang bệnh vào người.
Trứng không nên ăn cùng sữa tươi
Trong sữa có chứa chất lactose. Trong khi đó, trứng lại là thực phẩm nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Khi kết hợp trứng với sữa sẽ gây khó hấp thụ chất lactose.
Không nên ăn trứng gà với hồng
Trứng gà ăn cùng quả hồng có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.
Để khắc phục ngộ độc do ăn hồng, bạn có thể uống nước muối loãng (gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi) hoặc uống nước gừng ấm. Nếu không nôn được có thể dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Uống nước chè sau khi ăn trứng gà
Uống nước chè sau khi ăn nói chung là một thói quen gây hại cho sức khỏe. Nước chè đặc chứa nhiều axit tannic. Khi chất này kết hợp với protein có trong trứng và các loại thực phẩm khác sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, táo bón, có thể gây tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Như Quỳnh (T/h)