Các chất dinh dưỡng có trong sầu riêng
Theo báo Đại đoàn kết, bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết, sầu riêng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, có hàm lượng chất béo và calo cao hơn nhiều loại trái cây khác.
Sầu riêng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất. Ảnh minh họa
Một chén sầu riêng tươi hoặc sầu riêng để đông lạnh xắt nhỏ tương đương 243g cung cấp:
357 calo
3,6g protein tương đương hàm lượng protein trong một số loại trái cây nhiệt đới khác như mít, ổi
66g carbohydrate
3,1g chất xơ
19,97g đường
13g chất béo nhưng đây là loại chất béo lành mạnh, có thể giúp cải thiện khả năng hấp thụ các vitamin A, D, E và K
Lượng đường trong sầu riêng xếp hạng chỉ số đường huyết là 49, thấp hơn các loại trái cây nhiệt đới khác như dưa hấu, đu đủ và dứa.
Một quả sầu riêng nhỏ nặng khoảng 602g có khoảng 885 calo. Điều này tương đương với khoảng 44% trong số 2.000 calo hằng ngày được khuyến nghị cho một người trưởng thành trung bình.
Sầu riêng có thể được ăn trực tiếp như trái cây tráng miệng. Ảnh minh họa
Sầu riêng có nhiều vi chất tốt: Sắt, phốt pho, vitamin C và folate, nhiều kali và magiê tốt cho sức khỏe của xương.
Sầu riêng có thể được ăn trực tiếp như trái cây tráng miệng, hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: kem, chè, xôi, sinh tố, bánh crepe sầu riêng… Sầu riêng chứa axit amin tryptophan giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tạo cho ta cảm giác hạnh phúc, bình tĩnh và thư giãn, cải thiện tâm trạng sau khi ăn sầu riêng.
Ngoài ra, sầu riêng chứa một lượng lớn chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày như táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
Sầu riêng không dành cho ai?
Người mắc bệnh ngoài da
Sầu riêng có tác dụng đại bổ và tính nóng nên những người đang gặp vấn đề về da cần kiêng kỵ. Ăn sầu riêng sẽ khiến các vết mẩn đỏ trên da của bạn thêm nghiêm trọng.
Người mắc bệnh ngoài da không nên ăn sầu riêng. Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai
Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó sầu riêng còn là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu và bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều sầu riêng. Ảnh minh họa
Người mắc u nang buồng trứng
Tính nóng và chất dinh dưỡng của sầu riêng có thể khiến u nang buồng trứng tiếp tục phát triển, từ đó chèn ép các bộ phận khác của buồng trứng. Điều này có thể gây chảy máu hoặc thậm chí là xoắn u nang, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Người mắc u nang buồng trứng không nên ăn sầu riêng. Ảnh minh họa
Người bị tiểu đường, cao huyết áp
Sầu riêng là loại quả có chỉ số đường rất cao, lên đến 70%. Sầu riêng còn giàu calo và cholesterol, nên ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết của bạn sẽ tăng cao. Vì vậy đây là loại quả phải kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường, người béo phì, bệnh nhân huyết áp cao và người có chỉ số cholesterol máu cao.
Người có cơ địa nóng, nhạy cảm
Trong Đông y, sầu riêng là loại thực phẩm nóng, nên ăn quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng nóng trong và xuất hiện triệu chứng như ngộ độc. Vì vậy người có thể trạng nóng không nên ăn sầu riêng.
Ngoài ra, sầu riêng nóng và gây đờm nên những người đau họng, ho hay bị cảm lạnh, âm hư và khí quản nhạy cảm, người đang bị táo bón, trĩ không thích hợp ăn sầu riêng.
Bệnh nhân suy thận
Sầu riêng chứa một lượng lớn kali hoàn toàn không tốt cho người bị thận. Khi lượng kali trong máu cao vượt quá 6,5mmol/l sẽ làm tim đập loạn nhịp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Người mắc tim mạch và mạch máu não
Sầu riêng có thể gây tắc nghẽn mao mạch, nặng hơn có thể gây vỡ mạch máu, đột quỵ và các hiện tượng khác. Vậy nên tất cả những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não đều không thích hợp ăn sầu riêng.
Nguyễn Linh (T/h)