Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng ăn rau dền nêu bạn là một trong những nhóm người này

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Rau dền là loại rau quen thuộc vào mùa hè, chứa nhiều dinh dưỡng, thanh nhiệt, giải độc… Tuy nhiên không phải ai ăn rau dền cũng sẽ tốt cho sức khỏe.

Lợi ích cửa việc ăn rau dền

VietNamNet dẫn lời lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội cho biết, rau dền là rau phổ biến, và có mức giá siêu rẻ. So với các loại rau khác như cải xoăn, cải bó xôi, rau dền ít được người dân quan tâm hơn nhưng về giá trị dinh dưỡng lại đứng đầu bảng các loại rau. 

Tại Việt Nam có 3 loại rau dền gồm dền đỏ, xanh, gai. Ảnh minh họa

Lương y Sáng cho biết, tại Việt Nam có 3 loại rau dền gồm dền đỏ, xanh, gai. Trong số đó, rau dền đỏ là tốt nhất, được người dân ưu chuộng và gieo trồng nhiều.

Trong y học hiện đại, rau dền đỏ chứa rất nhiều vitamin A tốt cho thị lực, chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, phòng bệnh ung thư. So với các loại rau màu xanh, dền đỏ chứa nhiều vitamin K tốt cho quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn đông máu, phòng bệnh suy giảm trí nhớ, Alzheimer, kiểm soát tốt các tổn thương thần kinh não.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100g rau dền đỏ chứa khoảng 5,4mg sắt, cao gấp 4 lần thịt bò (100g chứa 1,78mg sắt), tốt cho người thiếu máu.

Ngoài ra, rau dền đỏ chứa nhiều folate, roboflavin, niacin, thiamin, vitamin B6, kali. Đây là loại rau hỗ trợ tốt hoạt động tim mạch, kiểm soát nhịp tim. Lá rau cũng giàu proteine phù hợp cho những người ăn kiêng, cần bổ sung thêm chất đạm.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ăn rau dền đỏ thường xuyên giúp bạn có mái tóc đẹp, ngăn chặn tình trạng bạc tóc, rụng tóc.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, rau dền có thể dùng luộc, nấu canh hay ăn lẩu, nấu với thịt, tôm. Đây là món ăn có màu sắc bắt mắt, ngon và giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, mát gan. 

Rau dền là món ăn có màu sắc bắt mắt, ngon và giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, mát gan. Ảnh minh họa 

Rau dền có vị ngọt, mát, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng ổn định đường huyết, kháng viêm và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương, giảm cholesterol máu,…

Phụ nữ sau sinh ăn dền đỏ vừa bổ máu, vừa chống táo bón, liệu trình dùng 5-7 ngày.

Ai không nên ăn rau dền

Người có cơ thể tính hàn, phụ nữ có thai hư hàn

Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.

Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận

Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.

Người bị tiêu chảy không nên ăn

Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng… Các chuyên gia cũng cảnh báo mối nguy hiểm khó lường khi ăn thực phẩm đại kị này.

Lưu ý khi ăn rau dền

Tuyệt đối không được ăn quá nhiều rau dền mỗi bữa

"Mặc dù đây là loại rau có nhiều công dụng chữa bệnh, không có độc nhưng không phải ai ăn càng nhiều thì càng tốt. Nguyên nhân là rau dền có tính hàn, thanh nhiệt, người đang bị tiêu chảy tốt nhất không nên dùng.

Vào mùa hè canh rau dền rất được ưu chuộng. Ảnh minh họa

Phụ nữ có thai, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh cũng được khuyến cáo không nên ăn rau dền để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con", lương y Bùi Hồng Minh chia sẻ trên báo Tiền Phong.

Không ăn rau dền được hâm nóng nhiều lần

Rau dền thuộc nhóm rau ăn, nếu ăn không hết cũng đừng tiếc mà để qua đêm hay hâm nóng lại nhiều lần để ăn.

Các loại canh rau để qua đêm sẽ sản sinh hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư.

Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso, có thể gây nên những căn bệnh ung thư đáng sợ như ung thư thực quản, dạ dày cũng như các bệnh ở đường tiêu hóa.

TD (T/h)

Tin nổi bật