Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng ăn quả nhót nếu bạn thuộc vào một trong những nhóm người này

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Tháng 4 là mùa nhót chín ở miền Bắc, từ quả nhót xanh tới nhót ương, nhót chín đỏ đều rất hấp dẫn. Tuy nhiên, với hàm lượng axit cao, nhót đem đến rất nhiều bất lợi cho sức khỏe của một số nhóm người.

Những lợi ích  từ nhót

Trên thực tế nhót là loại quả có nhiều lợi ích và có tác dụng chữa một số loại bệnh. Vitamin và khoáng chất cao trong loại quả này giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Các axit béo thiết yếu cũng làm cho chúng có tính bổ dưỡng cao.

Ngoài ra, quả nhót còncó khả năng giảm cholesterol, giúp tránh được các bệnh về tim mạch. Chất lycopene của nhótlà cao nhất so với bất kỳ loại hoa quảnào vàđược sử dụng để phòng ngừa bệnh tim,ung thưvà điều trị ung thư.

Ta có thể dùng nhót làm một số bài thuốc trị bệnh sau đây:

- Viêm xoang: Dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g, ngày uống 2 lần với rượu nồng độ thấp.

- Hen phế quản:hoa cúc bách nhật 6 g, tỳ bà diệp 6 g, quả nhót 10 g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400 ml nước, đun còn khoảng 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày.

-Trị ho:Lấy khoảng 6-10 quả nhót, trần bì 10g, quất 6-10 quả, sắc uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Phong thấp, đau nhức khớp: rễ cây nhót 120 g, hoàng tửu 60 g, chân giò lợn 50 g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25 ml.

-Chữa kiết lỵ mạn tính:Quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.

-Bài thuốc chữa tiêu chảy:Quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Gan lách sưng đau: hạt nhót giã nhỏ 10 g, nghệ đen 8 g. Sắc nước uống.

Những ai không nên ăn nhót

Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ - nhất là trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn quả nhót, vì dễ gây hóc.

Trẻ lớn hơn cũng hạn chế cho ăn quả nhót – bởi dạ dày và hệ tiêu hóa quá non nớt, chưa thích nghi được với vị chua của quả nhót. Lứa tuổi này vừa ăn vừa nghịch ngợm, chạy nhảy, hay ngậm hạt trong miệng nên cũng rất dễ bị hóc, nguy hiểm tới tính mạng.

Vì vậy người lớn cho trẻ ăn cần giám sát kỹ, lỡ trẻ ăn chẳng may bị hóc thì còn cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra những người có các triệu chứng sau cũng cần hạn chế, hoặc không nên ăn quả nhót, cụ thể:

Người bị viêm loét dạ dày: Quả nhót có hàm lượng axit cao, có thể làm tăng các cơn đau dạ dày, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hội chứng ruột kích thích: Người có các triệu chứng như bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi… không nên ăn quả nhót.

Người đang mắc bệnh, cơ thể phát lạnh: Không ăn nhiều quả nhót và những hoa quả có vị chua chát khác.

Người đang đói: Người đang đói cũng không nên ăn nhót, bởi vị chua, chát trong quả nhót vào bụng khi đang đói rất dễ gây kích ứng dạ dày.

Tốt nhất nên ăn quả nhót sau bữa cơm khoảng 30 phút là hợp lý nhất.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật